googleb578e89369db4e48.html

Bệnh cường giáp trong thai kỳ

15:55 - 10/10/2022 Lượt xem: 616 Tác giả: Thu Hoàng

Cường giáp là bệnh nội tiết phổ biến thứ hai sau bệnh đái tháo đường với tỷ lệ gặp ở phụ nữ mang thai là 1/1.500. Thai phụ mắc cường giáp thường có các biểu hiện như tăng cân không đều, tim đập nhanh, nôn nhiều bất thường...Bệnh cường giáp là bệnh có thể điều trị khỏi nết được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, vì vậy các mẹ bầu cần được tầm soát bệnh lý tuyến giáp sớm đặc biệt là 3 tháng đầu.

1.Cường giáp là gì?

Bệnh cường giáp là một rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến gia tăng sản xuất hormone tuyến giáp vào máu gây ra những rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

Trong mang thai 18 -20 tuần đầu của thai kỳ, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của mẹ. Vào giữa thai kỳ, tuyến giáp của trẻ bắt đầu tự sản xuất hormon. Tuy nhiên, sự sản xuất hormon tuyến giáp ở thai nhi vẫn phụ thuộc và lượng I-ốt mẹ cung cấp. Tổ chức WHO khuyến cáo phụ nữ mang thai cần tiêu thụ 250 µg/ngày để duy trì chức năng tuyến giáp bình thường.

2. Nguyên nhân gây cường giáp thai kỳ?

  • Nhiễm độc giáp thoáng qua trong thai kỳ:

Tỷ lệ nhiễm độc giáp thoáng qua trong thai kỳ khoảng 1 – 3% sản phụ. Tình trạng này xảy ra do tăng cao nồng độ βhCG (có tác động sinh lý gần giống TSH – hocmon kích thích tuyến giáp), gặp nhiều hơn ở sản phụ đa thai và nghén nặng. Các triệu chứng thường nhẹ, nhiều lúc khó phân biệt với triệu chứng sớm của cường giáp thực sự do bệnh lý của mẹ nhưng không có bướu giáp, bệnh lý về mắt, các kháng thể kháng giáp (TRAb).

  • Cường giáp Basedow trong thai kỳ:

Xảy ra khoảng 0,4% – 1% trong thai kỳ. Thường được phát hiện lần đầu khi có thai hoặc bệnh đã có từ trước. Đây là bệnh lý tự miễn của mẹ, do xuất hiện các kháng thể (TRAb) kích thích tuyến giáp hoạt động quá mức gây sản xuất nhiều hocmone: T3, T4, FT4, FT3. Bệnh thường nặng lên ở quý 1 của thai kỳ và cải thiện dần sau đó.

Ngoài ra, một số các nguyên nhân hiếm gặp khác gây cường giáp thai kỳ như bướu giáp độc đa nhân, nhân độc tuyến giáp, viêm giáp bán cấp hoặc viêm giáp mạn tính, u tuyến giáp,…

cường giáp khi mang thai

3. Cường giáp ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Khoảng 1% số em bé sinh ra từ những phụ nữ mắc bệnh Graves sẽ bị cường giáp sau khi sinh. Nguyên nhân là do kháng thể kích thích tuyến giáp có thể được truyền qua nhau thai và ảnh hưởng đến bé. Trước khi sinh, nếu nhịp tim thai cao (lớn hơn 160 nhịp/phút), khi siêu âm thấy có xuất hiện bướu giáp ở thai nhi, thai nhi tăng trưởng kém hoặc xương phát triển bất thường thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi bị cường giáp. Nếu rơi vào tình huống này thì bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc (PTU hoặc MMI) để điều trị cho thai nhi. Sau khi sinh, cường giáp có thể được phát hiện bằng cách xét nghiệm máu.

Bệnh Basedow có thể mới xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc ở phụ nữ đã bị Basedow trước đó. Ngoài các triệu chứng kinh điển, người mẹ còn có thể bị đẻ non hoặc tiền sản giật. Ngoài ra, mẹ sẽ có nguy cơ cao bị suy tim, nhiễm độc giáp cấp. Bệnh Basedow có thể được cải thiện vào 3 tháng cuối thai kỳ hoặc cũng có thể nặng hơn ở thời kỳ hậu sản.

Cường giáp không được kiểm soát tốt: Dẫn tới đứa trẻ bị tim bẩm sinh, thai chậm phát triển, trẻ bị đẻ non, thai chết lưu và có thể bị dị tật bẩm sinh. Đó là lý do tại sao điều trị cường giáp cho phụ nữ có thai là hết sức quan trọng.

TSI (hormone kích thích tuyến giáp) tăng quá cao: Basedow được biết đến như một bệnh tự miễn dịch, cơ thể tự sinh ra kháng thể kích thích tuyến giáp (TSI). Kháng thể này qua nhau thai và có thể tác động đến tuyến giáp của thai nhi gây cường giáp ở trẻ sơ sinh.

4. Cường giáp có nguy hiểm không?

Do xảy ra chủ yếu ở nữ giới độ tuổi sinh sản nên tỷ lệ phụ nữ bị cường giáp khi mang thai rất cao. Khi bị cường giáp thì nồng độ hormon thyroxin trong máu người mẹ rất cao, gây ra các triệu chứng điển hình như tay run, tim đập nhanh, mạch nhanh, mắt lồi, thậm chí khi là suy tim. Thyroxin đi vào thai nhi với nồng độ cao cũng có thể dẫn đến hiện tượng tăng nhịp tim thai, thai nhỏ hơn so với tuổi, có thể gây dị tật, dị dạng thai. Trong một số trường hợp thậm chí dẫn đến sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu.

Vì vậy, các bác sĩ khuyên những phụ nữ mắc bệnh bị cường giáp không nên có thai, nhất là khi bệnh đang trong giai đoạn tiến triển, tốt nhất hãy chữa điều trị bệnh cường giáp triệt để rồi mới có thai.

5. Điều trị cường giáp ở phụ nữ mang thai

Việc điều trị cường giáp dựa vào các thuốc uống, gọi chung là các thuốc kháng giáp tổng hợp (KGTH). Các loại thuốc này đã được sử dụng khá nhiều và được đánh giá có hiệu quả tốt, cải thiện đáng kể tình trạng bệnh cường giáp. Tuy nhiên, cũng như các loại thuốc khác, hầu hết các thuốc kháng giáp tổng hợp như methylthiouracil (MTU), methimazol, thyrozol, carbimazol, propylthiouracil (PTU) đều có tính độc nguy hiểm là gây suy giáp thai nhi.

Do vậy, việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai phải hết sức cẩn thận, chỉ định đúng và liều dùng tối thiểu. Tránh để tình trạng cường giáp chuyển sang trạng thái suy giáp do thuốc bởi hai trạng thái này đều gây rất nhiều tác hại trên thai nhi.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết