googleb578e89369db4e48.html

Bệnh đái tháo đường những triệu chứng cần chú ý

08:49 - 26/03/2020 Lượt xem: 359

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là một bệnh chuyển hóa thường gặp nhất. Gây nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính gây tử vong hoặc tàn tật, mù lòa. Nếu được điều trị và quản lý tốt, các tai biến trên có thể được hạn chế rất nhiều. 1. Đái […]

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là một bệnh chuyển hóa thường gặp nhất. Gây nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính gây tử vong hoặc tàn tật, mù lòa. Nếu được điều trị và quản lý tốt, các tai biến trên có thể được hạn chế rất nhiều.

1. Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là một hội chứng bệnh lý đặc trưng bởi nồng độ đường máu tăng thường xuyên và mạn tính do tụy sản xuất thiếu inulin (thiếu inulin tuyệt đối); hoặc do giảm tác dụng của isulin (thiếu insulin tương đối); do các nguyên nhân khác nhau, theo các cơ chế sinh bệnh rất phức tạp.

2. Triệu chứng của đái tháo đường

Khi thiếu insulin nhiều, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng lâm sàng cổ điển:

    • Đái nhiều, uống nhiều

Khi đường máu tăng cao vượt quá ngưỡng bài tiết của thận (1.7g/l) thì đường sẽ được đào thải ra nước tiểu và đó là một loại lợi tiểu thẩm thấu làm bệnh nhân đái nhiều có thể tới 6 – 7l/24h

Do đái nhiều, bệnh nhân mất nước nên khát, phải uống nhiều, thường là thích nước ngọt.

    • Gầy nhiều

Do giảm đống hóa và tăng dị hóa Protid, lipid, làm teo các cơ, các tổ chức mỡ dưới da; một phần do mất nước. Bệnh nhân có thể sút 5 – 10kg trong vòng 2 tháng

    • Ăn nhiều

Có một số trường hợp, bệnh nhân luôn có cảm giác đói, nên phải ăn rất nhiều

    • Mệt mỏi nhiều

Bệnh nhân có thể mệt mỏi do các biến chứng của đái tháo đường gây ra từ những biến chứng cấp tính và mãn tính

    • Các triệu chứng gợi ý khác

Một số bệnh tim mạch (viêm tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp), tiền sử gia đình có người thân thuộc trực hệ bị đái tháo đường, phụ nữ có tiền sử đẻ con trên 4 kg lúc sơ sinh hoặc tiền sử thai chết trong tử cung.

Về mặt xét nghiệm: bệnh nhân có đường máu cao tạm thời; đường niệu dương tính; hoặc khi có tăng Triglycerit máu

3. Chẩn đoán đái tháo đường như thế nào?

Đái tháo đường là gì? triệu chứng và chẩn đoán
PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ (THEO TIÊU CHUẨN CỦA AOMS – 1985)

Xét nghiệm quan trong nhất để chẩn đoán đái tháo đường là xét nghiệm đường máu (lúc đói và sau bữa ăn 2h), khi nghi ngờ cần làm nghiệm pháp tăng đường huyết uống (bệnh nhân phải nhịn đói tối thiểu 10h, sau đó uống 75g glucose, riêng đối với trẻ em là 1.75g/kg cân nặng hòa tan trong 250ml nước)

Đối với phụ nữ có thai.

Việc chẩn đoán tiểu đường thông qua nghiệm pháp dung nạp glucose. Việc thực hiện nghiệm pháp phụ thuộc vào tiền sử của sản phụ và các triệu chứng mà bác sĩ khai được trong quá trình khám.

Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị đái tháo đường, chúng ta cần hiểu rõ tiểu đường là gì và những triệu chứng của nó để phát hiện sớm và có hướng xử trí kịp thời. Với phụ nữ mang thai việc khám thai, theo dõi thai kỳ là vô cùng quan trọng. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai uy tín và tin cậy cho các mẹ bầu. Để đặt lịch mẹ bầu truy cập Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết