Bệnh hen phế quản có chữa khỏi hoàn toàn được không?
06:36 - 28/03/2020 Lượt xem: 361
Khi được chẩn đoán hen phế quản, bạn sẽ cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ để kiểm soát được căn bệnh này. Hen phế quản có chữa được không là câu hỏi của rất nhiều bạn, hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết […]
Khi được chẩn đoán hen phế quản, bạn sẽ cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ để kiểm soát được căn bệnh này. Hen phế quản có chữa được không là câu hỏi của rất nhiều bạn, hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây các bạn nhé!
1. Những nguyên nhân gây bệnh hen
Mặc dù hen phế quản có thể hen dị ứng hoặc hen không dị ứng nhưng 80% bệnh nhân hen là hen dị ứng. Việc xác định được nguyên nhân gây hen là rất quan trọng trong việc dự phòng và điều trị đặc hiệu.
Các tác nhân dị ứng: là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật; khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm, cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…
- Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò,… ), trứng, thịt gà, lạc.
- Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin,…
- Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
Các tác nhân không dị ứng:
- Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản.
- Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…
- Rối loạn tình dục.
2. Hen phế quản có bị lây không?
Bệnh nhân có thể băn khoăn liệu HPQ có thể lây cho gia đình và những người xung quanh không? Tuy nhiên HPQ không phải là một bệnh truyền nhiễm, không do virus hay vi khuẩn gây ra nên nó không lây truyền từ người này sang người khác. Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân không làm lây lan bệnh hen phế quản.
Mặc dù bệnh hen phế quản không lây lan nhưng nó lại có tính chất di truyền. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh HPQ (chẳng hạn như bố mẹ mắc hen) sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
3. Đối tượng nguy cơ cao mắc hen phế quản
Những người có cơ địa dị ứng hay tiền sử gia đình có người mắc HPQ.
Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán hen phế quản; việc tiếp xúc với các tác nhân kích thích có thể dẫn đến việc khởi phát cơn hen cấp.
4. Bệnh hen phế quản có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh hen không chữa khỏi hoàn toàn được. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và y học, sự ra đời của các loại thuốc điều trị dự phòng dạng hít hiệu quả cao, ít tác dụng phụ, bệnh hen phế quản mặc dù không thể chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được .
– Đối với phụ nữ có thai và cho con bú
Nhiều phụ nữ lo lắng về những thay đổi của thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến HPQ và điều trị hen phế quản ở phụ nữ mang thai sẽ gây hại trẻ sơ sinh. Khi được điều trị thích hợp thì phần lớn phụ nữ có một thai kỳ bình thường và sinh con khỏe mạnh.
Điều trị HPQ trong thai kỳ thành công khi sử dụng đều đặn thuốc và theo dõi sát điều trị. Phụ nữ phát hiện có thai cần phải tiếp tục điều trị. Việc ngưng đột ngột có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do không cung cấp đủ oxy.
Nếu bệnh nhân dự định mang thai và đang sử dụng corticosteroid dạng hít khác nên cân nhắc chuyển qua Budesonide.
Hầu hết các thuốc hen suyễn an toàn khi sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Hiện tại đo phế dung được đề nghị để theo dõi trong suốt thai kỳ.
5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh Hen phế quản
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi nhà, lông động vật, phấn hoa,….
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Bệnh nhân dị ứng với loại thực phẩm nào thì cần tránh ăn uống loại thực phẩm đó.
- Phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
Để được tư vấn thêm về bệnh hen phế quản quý khách vui lòng liên hệ với phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua Zalo: 0342.318.318 hoặc đặt lịch khám bác sĩ qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN để được giải đáp.