Bệnh hen phế quản và mang thai
01:49 - 04/04/2020 Lượt xem: 281
Hen phế quản là một bệnh thường gặp trong thai kỳ. Trong bất kỳ thời gian nào, trên 8% phụ nữ có thai bị hen phế quản. Nhiều phụ nữ lo lắng về những thay đổi của thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến hen phế quản gây hại cho trẻ sơ sinh. Điều trị hen […]
Hen phế quản là một bệnh thường gặp trong thai kỳ. Trong bất kỳ thời gian nào, trên 8% phụ nữ có thai bị hen phế quản. Nhiều phụ nữ lo lắng về những thay đổi của thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến hen phế quản gây hại cho trẻ sơ sinh. Điều trị hen phế quản ổn định thì có thể có một thai kỳ bình thường và sinh con khỏe mạnh.
1. Ảnh hưởng của hen phế quản trong thai kỳ và thai nhi
Hầu hết các bệnh nhân hen phế quản có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khỏe mạnh khác. Tuy nhiên, những trường hợp hen nặng không được kiểm soát tốt có thể gây ra những tác động tiêu cực trên thai; do tình trạng thiếu oxy máu kéo dài. Phụ nữ phát hiện có thai cần phải tiếp tục điều trị bệnh.
Điều trị hen phế quản trong thai kỳ thành công nhiều nhất; khi phụ nữ sử dụng đều đặn thuốc và theo dõi sát điều trị. Trước khi có thai phụ nữ cần phải thảo luận bệnh với người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra cơn hen phế quản
Những yếu tố làm tăng hay giảm nguy cơ xảy ra cơn hen phế quản trong thai kỳ là hoàn toàn không rõ. Có khả năng xảy ra những cơn hen này là không hằng định trong suốt thai kỳ. Cơn hen có thể xảy ra nhiều nhất trong suốt tuần thứ 17 đến tuần 24 của thai kỳ. Nguyên nhân không rõ; tuy nhiên có thể do một vài phụ nữ ngưng sử dụng thuốc kiểm soát hen phế quản.
3. Hậu quả của bệnh hen phế quản với thai kỳ
Phụ nữ bị hen phế quản có một sự gia tăng nhỏ nguy cơ gây một số biến chứng trong thai kỳ như:
– Tăng huyết áp và tiền sản giật
– Sinh non
– Sinh mổ lấy thai
– Trẻ nhỏ so với tuổi thai.
Kiểm soát tốt hen phế quản trong thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ bị biến chứng.
4. Quản lý bệnh hen phế quản trước khi mang thai
- Tất cả những phụ nữ cần phải sử dụng thêm ít nhất 400 mg acid folic. Sử dụng acid folic có thể làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh.
- Ngưng hút thuốc lá và uống rượu, không sử dụng các chất kích thích.
- Uống cà phê cần phải giới hạn ít hơn 250 mg mỗi ngày khi muốn có thai và trong thai kỳ.
- Xét nghiệm máu đối với sởi, thủy đậu, HIV, viêm gan B có thể được khuyến cáo trước khi mang thai.
Đối với phụ nữ mắc hen phế quản mong muốn có thai; cần được bác sỹ khám và tư vấn để đảm bảo bệnh lý hen được kiểm soát ổn định trước khi mang thai.
5. Chăm sóc trong suốt thai kỳ
Chăm sóc những phụ nữ bị hen phế quản đôi khi có sự tham gia giữa chuyên gia về hen phế quản và chuyên gia sản khoa. Thăm khám với một chuyên gia về hen phế quản được sắp xếp căn cứ trên mức độ trầm trọng của hen phế quản trong thai kỳ. Phần lớn những phụ nữ cần phải đến thăm khám sản khoa hai đến bốn tuần một lần; cho đến 28 tuần của thai kỳ. Giữa tuần thứ 28 và 36, phần lớn những phụ nữ cần phải đến thăm khám hai tuần một lần. Những phụ nữ thường đến thăm khám một tuần một lần giữa tuần thứ 36 và lúc sinh. Trong mỗi lần thăm khám phải đo huyết áp và thử nước tiểu.
6. Điều trị hen phế quản
– Giám sát
+ Chức năng phổi của mẹ: Chức năng phổi bình thường quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và tình trạng khỏe mạnh của con. Chức năng phổi có thể được giám sát ở nhà, bệnh viện. Nó cung cấp thông tin quan trọng khi triệu chứng hen phế quản xấu hơn; đặc biệt trong đêm hay lúc thức dậy.
Phụ nữ mang thai có thể được giám sát chức năng phổi tại nhà với lưu lượng đỉnh kế để đo lưu lượng đỉnh thở ra . Tùy thuộc vào tần suất các cơn.
Khuyến cáo đo hai lần mỗi ngày: một lần lúc thức dậy và đo lại 12 giờ sau. Giảm lưu lượng đỉnh thở ra báo hiệu sự xấu hơn của hen phế quản và cần điều trị cấp cứu ngay cả bệnh nhân cảm thấy khỏe.
Tình trạng khỏe mạnh của con:
- Tình trạng khỏe mạnh của con được theo dõi một cách cẩn thận qua những lần thăm khám trong suốt thai kỳ.
- Những phụ nữ mang thai trên 24 tuần cần phải được theo dõi cử động của con. Nếu con không cử động hoặc cử động bất thường thì đi khám ngay.
– Tránh những chất kích thích:
+ Tránh phơi nhiễm những dị nguyên đặc hiệu như lông thú; bụi nhà và chất kích thích không đặc hiệu như khói thuốc lá và phấn hoa.
+ Phụ nữ mang thai không được hút thuốc hay cho người khác hút thuốc ở trong nhà.
+ Tiêm phòng cúm trước khi mang thai.
– Giáo dục:
Hiểu về hen phế quản giúp cho bệnh nhân có thể quản lý tốt hơn những triệu chứng, dự phòng cơn hen phế quản và đối phó lại khi cơn hen phế quản xảy ra. Giáo dục hen phế quản giúp cho bệnh nhân có những chiến lược để nhận biết những triệu chứng của hen phế quản, tránh những yếu tố có thể gây cơn hen phế quản và sử dụng thuốc kiểm soát hen phế quản một cách đúng đắn. Từ đó cần thiết lập một kế hoạch điều trị cá nhân hóa cho những cơn hen cấp xảy ra đột ngột.
– Thuốc:
Dùng theo chỉ định của bác sĩ điều trị kết hợp với bác sĩ sản khoa.
–Tính an toàn của những thuốc kiểm soát hen phế quản với thai kỳ
Tính an toàn của những thuốc kiểm soát hen phế quản: Khó để chứng minh những thuốc kiểm soát hen phế quản là hoàn toàn an toàn trong thai kỳ.
Điều quan trọng trong việc cân nhắc những nguy cơ của những thuốc kiểm soát hen phế quản được so sánh với tác hại trầm trọng của hen phế quản không được điều trị tốt.
Những cơn hen phế quản ở bà bầu có thể làm giảm sự cung cấp oxy cho con dẫn tới thai chậm phát triển hoặc suy thai. Trong phần lớn các trường hợp hen phế quản không điều trị tốt gây nên nhiều nguy cơ cho cả mẹ và con hơn là sử dụng thuốc kiểm soát hen phế quản. Để được tư vấn tình hình sức khỏe thai sản trong quá trình mang thai. Mẹ bầu có thể đặt lịch khám thai tới phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.