googleb578e89369db4e48.html

Bệnh hen suyễn có lây truyền không?

09:46 - 31/03/2020 Lượt xem: 855

Hen suyễn (hen phế quản)là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở từng cơn. Biểu hiện bằng những cơn khò khè, khó thở, tức ngực và ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn thường xuất hiện về đêm và sáng sớm. Vậy hen phế quản có lây truyền không? Hãy […]

Hen suyễn (hen phế quản)là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở từng cơn. Biểu hiện bằng những cơn khò khè, khó thở, tức ngực và ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn thường xuất hiện về đêm và sáng sớm. Vậy hen phế quản có lây truyền không? Hãy cùng phòng khám sản phụ 43 Nguyễn Khang giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Hen phế quản là gì?

Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí. Triệu chứng của bệnh gây ra do tình trạng viêm làm cho đường thở sung huyết, phù nề, hẹp lòng và tăng nhạy cảm với các chất gây kích thích co thắt phế quản, hạn chế lưu thông khí. Điều này gây ra triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho.

Bệnh hen phế quản thường không thể chữa khỏi, nhưng triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát bởi sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

2. Nguyên nhân gây hen suyễn

Các tác nhân dị ứng: là nguyên nhân thường gặp nhất.

    • Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật; khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm, cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…
    • Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò,… ), trứng, thịt gà, lạc.
    • Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin,…
    • Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.

Các tác nhân không dị ứng:

Yếu tố khởi phát cơn hen và cách phòng ngừa

    • Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản.
    • Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…

3. Bệnh hen suyễn có lây không?

Bệnh hen suyễn tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống con người. Do đó không ít người lo lắng bệnh hen suyễn sẽ lây nhiễm đến những người khác trong gia đình, đặc biệt khi những người thân dùng chung vật dụng gia đình thường ngày. Tuy nhiên trên thực tế bệnh hen suyễn không do virus hoặc vi khuẩn gây ra do đó đây không phải căn bệnh truyền nhiễm.

Bạn không cần lo lắng “bệnh hen suyễn có lây không”, thay vào đó hãy yên tâm chăm sóc cũng như dùng chung đồ dùng sinh hoạt hàng ngày với người bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, bạn hãy cố gắng có một lối sống lành mạnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Để chủ động hơn trong việc điều trị và ngăn ngừa các cơn hen một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các thiết bị điều trị hen suyễn tại nhà

4. Hen phế quản có di truyền không?

Có thể khẳng định hen phế quản không lây từ người sang người như tiếp xúc; cùng sinh hoạt chung, hay lây qua đường máu. Nhưng bệnh hen phế quản  lại có tính di truyền. Điều đó có nghĩa nếu bố hoặc mẹ bị hen phế quản khả năng con bạn bị mắc bệnh cao hơn người khác.

Bệnh dễ khởi phát ở những nhóm đối tượng:

    • Có cha mẹ, ông bà hay anh chị em ruột bị bệnh hen phế quản
    • Người có những tiền sử dị ứng đường hô hấp như: dị ứng thực phẩm; phấn hoa, thời tiết, lông động vật,..
    • Những người thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động hay chủ động
    • Những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại: như người làm nghề sơn đồ gỗ, sơn nhà, nội thất, ô tô,….
    • Những người thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn

Cho đến nay hoàn toàn chưa có thuốc hay phương pháp nào trị được tận gốc bệnh hen phế quản; mà mới chỉ có thuốc hỗ trợ giúp bệnh nhân dễ thở mỗi khi bệnh nhân lên cơn hen.

4. Cần làm gì để phòng ngừa bệnh hen phế quản

Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị mắc bệnh hen phế quản thì nên có những biện pháp nhằm phòng ngừa khả năng phát bệnh của những đứa con như:

    • Có một chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau củ có màu xanh; hạn chế tối đa những đồ uống kích thích, đồ ăn cay nóng. Tránh xa những thực phẩm có thể gây dị ứng.
    • Nếu những đứa con của bạn đang thừa cân béo phì cần: cần điều chỉnh ngay thực đơn và chế độ ăn hàng ngày, giúp giảm cân.
    • Cần có một chế độ tập thể dục thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Khi bạn có một cơ thể khỏe mạnh thì tự nó sẽ đẩy lùi được bệnh tật.
    • Không nên nuôi các loại vật nuôi trong nhà có lông như chó mèo.
    • Nên trồng nhiều cây xanh trong nhà và ngoài trời để điều hòa không khí; hấp thụ cacbon, hạn chế bụi bẩn môi trường xung quanh.
    • Mùa hanh khô nên sử dụng máy tạo độ ẩm cho ngôi nhà. Hay khi sử dụng điều hòa cũng vậy.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?