googleb578e89369db4e48.html

Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu gây nguy hiểm như thế nào?

08:24 - 25/03/2020 Lượt xem: 410

Bệnh huyết khối tĩnh mạch hay còn gọi là cục máu đông có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Đặc biệt là phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh này. Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sẽ gây ra tình trạng cản trở mạch […]

Bệnh huyết khối tĩnh mạch hay còn gọi là cục máu đông có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Đặc biệt là phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh này. Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sẽ gây ra tình trạng cản trở mạch máu lưu thông và cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng như tim, não, phổi gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu.

1. Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu gây nguy hiểm như thế nào?

Mối nguy hiểm thực sự của huyết khối tĩnh mạch sâu là việc một phần của cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến tim hoặc phổi, hoặc thậm chí lên não, gây ra tình trạng cản trở mạch máu lưu thông và cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng này. Nếu nó di chuyển đến phổi sẽ gây ra tình trạng thuyên tắc phổi (Pulmonary Embolis – PE), rất nguy hiểm cho sức khỏe.

triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Thuyên tắc phổi một biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết khối tĩnh mạch

2. Các dấu hiệu thuyên tắc phổi

      • Lo lắng, chóng mặt.
      • Thở dốc, khó thở và đau tức ngực khi thở.
      • Ho dữ dội, ho ra máu.
      • Mất dần ý thức và ngất xỉu.
      • Tim đập nhanh, thở nhanh hơn so với bình thường.
      • Vùng quanh môi và các đầu ngón tay bị tím tái (do thiếu oxy).
Ho ra máu dấu hiệu bệnh thuyên tắc phổi

3. Mẹ bầu cần phải thận trọng trong những trường hợp nào?

      • Bất cứ lúc nào khi bạn phải ngồi hoặc nằm trong một thời gian khá lâu mà không có vận động.
      • Trong các chuyến bay, khi bạn có thể bị ngồi bó gối, và khi có áp suất cabin thấp.
      • Khi chân bị sưng và có một lượng chất lỏng tồn đọng quanh khu vực bàn chân và mắt cá chân.
      • Khi không uống đủ nước và cơ thể dần bị mất nước. Điều này có thể xảy ra trong khi bị viêm dạ dày, hoặc do ốm nghén nặng.

4. Cách phòng tránh bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu?

Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch
      • Uống nhiều nước khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày.
      • Tránh ngồi trong thời gian dài. Nên đứng dậy và di chuyển. Nên đi bộ, bơi lội, đạp xe- bất kỳ hoạt động nào giúp máu lưu thông.
      • Tránh mặc quần áo chật. Quần lót quá chật, các loại quần định hình xiết chặt vào háng sẽ gây nguy hiểm cho các động mạch lớn dẫn máu đến hai chân.
      • Tránh gác chéo hai chân.
      • Không nên đặt gối hoặc đệm dưới bắp chân, cho dù nó có giúp bạn cảm thấy thoải mái thế nào đi nữa. Bất cứ cái gì cản trở máu đi vào và ra khỏi hai chân đều có khả năng gây ra vấn đề.
      • Nếu bạn phải ngồi bàn và làm việc nhiều giờ với máy tính, cần đảm bảo cho hai bàn chân chạm sàn nhà. Nếu sử dụng dụng cụ gác chân thì phải đảm bảo việc chân gác trên đó, chứ không để chân lủng lẳng tự do.
      • Cứ mỗi nửa tiếng, nên xoay bàn chân theo chiều kim đồng hồ. Hoặc cứ 30 – 45p bạn nên đứng lên đi lại để giúp máu lưu thông tốt.

Phòng khám 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, đến với phòng khám mẹ bầu sẽ được theo dõi, tư vấn và chăm sóc thai kỳ một cách toàn diện nhất.

Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN

hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết