googleb578e89369db4e48.html

Bệnh lý tim mạch với thai kỳ

10:03 - 27/03/2020 Lượt xem: 550

Những người phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh mang thai hoặc phát hiện bệnh tim trong thai kỳ sẽ có các nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm đe dọa sức tính mạng bản thân và thai nhi. Khám chuyên khoa tim mạch trước khi mang thai là biện pháp tốt nhất để […]

Những người phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh mang thai hoặc phát hiện bệnh tim trong thai kỳ sẽ có các nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm đe dọa sức tính mạng bản thân và thai nhi. Khám chuyên khoa tim mạch trước khi mang thai là biện pháp tốt nhất để dự phòng các nguy cơ có thể xảy ra.

1. Những thay đổi của hệ tim mạch khi mang thai

Khi có thai, nhu cầu nuôi dưỡng thai và oxy tăng lên. Vì vậy có các biến đổi sau:

1.1. Thể tích máu tăng

Cơ thể sẽ tăng 40-50% thể tích máu trong 3 tháng đầu thai kỳ và duy trì mức này trong suốt thời kỳ mang thai. Cung lượng tim sẽ tăng 30-40% tương ứng với mức tăng thể tích máu.

Khi chuyển dạ, cung lượng lại có thể tăng cao hơn trong lúc có các cơn co tử cung; nhưng lại giảm xuống giữa các cơn co. Sau sinh có hiện tượng tăng cung lượng máu trở về hệ tuần hoàn từ chậu hông, giường mao mạch ở bánh rau và các chi dưới, do tử cung đã trống, hiện tượng chèn ép đã được giải phóng.

1.2. Nhịp tim tăng

Nhịp tim sẽ tăng lên khoảng 10-15 lần/phút so với bình thường.

1.3. Huyết áp giảm

Những biến cố hay gặp ở phụ nữ tuoir mãn kinh

 

Do sự biến đổi nội tiết tố và tăng lượng máu chạy thẳng đến tử cung, nên ở một số phụ nữ có thai, huyết áp có thể giảm khoảng 10mmHg so với bình thường.

Ngoài ra, thai phụ có thể có tình trạng tăng đông làm tăng nguy cơ huyết khối thuyên tắc.

2. Triệu chứng bệnh tim trong thai kỳ

Những biến đổi của hệ tim mạch sẽ gây các triệu chứng: mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, phù chân,…đây có thể chỉ là những triệu chứng bình thường, nhưng cũng có thể là triệu chứng nặng lên của bệnh tim ở những sản phụ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc những người khởi phát bệnh tim khi mang thai.

Bệnh tim trong thai kỳ gây đe dọa sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Mặc dù không có tiền sử mắc các bệnh tim mạch nhưng sản phụ không nên chủ quan, nhất là khi thường xuyên có các triệu chứng như:

Ho ra máu, cảm giác tức ngực, mệt ngực, ngất khi gắng sức do tim bị chèn ép, thay đổi trục.

Khó thở, khó thở khi nằm, có thể xuất hiện từ tháng thứ 5 của thai kỳ và nặng dần lên theo tuổi thai.

Ngón tay dùi trống, khum mặt kính đồng hồ, tím tái

Ngón tay hình dùi trống là một trong những triệu chứng bệnh tim

Đau ở bắp chân, chân bị viêm tắc sưng to, đau tăng lên khi sờ vào tĩnh mạch đùi, đây là các dấu hiệu của viêm tắc tĩnh mạch chi dưới.

Khi có các triệu chứng trên, sản phụ nên đi kiểm tra chức năng tim mạch, đặc biệt khi bản thân có các yếu tố nguy cơ như lớn tuổi, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp. Một số phụ nữ không biết mình mắc bệnh tim, khi mang thai thì triệu chứng bệnh mới biểu hiện rõ. Do đó, tốt nhất là các sản phụ nên đi khám tổng quát, trong đó có khám tim mạch để phát hiện sớm các nguy cơ trước khi quyết định mang thai.

3. Các nguy cơ khi mắc bệnh tim trong thai kỳ

3.1. Nguy cơ đối với thai nhi

Những người mẹ mắc bệnh tim có thể có hiện tượng thiếu oxy và dinh dưỡng ở tổ chức, tuỳ theo thời điểm và mức độ mà có các ảnh hưởng khác nhau như:

– Thai chậm phát triển trong tử cung, thai suy mạn.

– Nhẹ cân so với tuổi thai

– Doạ sẩy thai, sẩy thai

– Doạ đẻ non, đẻ non

– Thai chết trong tử cung, thai chết trong chuyển dạ.

– Thai có thể bị dị dạng ở những thai phụ bị bệnh tim bẩm sinh có tím

Tuy vậy, thai nghén vẫn có thể phát triển bình thường ở những thai phụ bị bệnh tim khi chưa mất bù.

3.2. Nguy cơ đối với mẹ

Thai nghén ảnh hưởng nhiều đến tim ở nửa sau của thai kỳ, các biến chứng thường gặp:

      • Suy tim cấp
      • Phù phổi cấp
      • Thuyên tắc mạch phổi
      • Rối loạn nhịp tim
      • Tăng huyết áp :tiền sản giật, sản giật

Thiếu máu trong thai kỳ: tình trạng thiếu máu sẽ làm tăng lưu lượng tim, tim phải làm việc nhiều dễ đưa đến suy tim kể cả suy tim độ I và II. Nếu thiếu máu nhẹ chỉ cần cho thêm Sắt và B12 – Nếu thiếu máu nặng thì truyền hồng cầu khối, tìm và điều trị nguyên nhân.

4. Những ai nên khám tư vấn bác sĩ tim mạch trước khi mang thai?

      • Những người có triệu chứng gợi ý bệnh tim mạch như mệt, đau ngực; khó thở, hồi hộp tim đập nhanh,…
      • Có tiền sử bệnh tim bẩm sinh lúc nhỏ đã được điều trị phẫu thuật hoặc chưa.
      • Bệnh van tim đang điều trị hoặc đã thay van tim nhân tạo
      • Bệnh lý cơ tim như bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim dãn nở; bệnh cơ tim hạn chế, bệnh cơ tim chu sinh,…
      • Tăng huyết áp
      • Rối loạn nhịp tim đã hoặc đang điều trị
      • Tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành
      • Tiền sử huyết khối tĩnh mạch thuyên tắc, thuyên tắc phổi
      • Bệnh động mạch chủ: phình dãn hay bóc tách ĐMC, hội chứng Marfan,…
      • Suy tim (trong tiền sử hoặc hiện tại)

Khám tư vấn tiền sản là việc làm cần thiết, nhất là đối với thai phụ mắc bệnh tim

5. Phụ nữ có bệnh tim mạch cần làm gì trước khi chuẩn bị có thai và trong lúc mang thai?

Khám tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tim mạch và chuyên khoa sản ở bệnh viện tuyến trên trước khi mang thai: tư vấn về nguy cơ cho mẹ và con, cách theo dõi, chọn nơi sanh, theo dõi sau sanh và thay đổi thuốc phù hợp trong thai kỳ.

Tư vấn với chuyên gia về di truyền, làm các xét nghiệm di truyền nếu mẹ có bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh tim có nguy cơ di truyền cho con.

Siêu âm tim, điện tâm đồ, hoặc trắc nghiệm gắng sức trước khi mang thai (nếu cần)

Đo độ mờ da gáy khi thai 11-12 tuần

Siêu âm tim thai khi thai 19 – 22 tuần (xác định được 45% trường hợp tim bẩm sinh trong bào thai)

Siêu âm tim mẹ khi mang thai được 5 và 7 tháng để dự trù can thiệp tim mạch (nếu cần) trước sanh và chuẩn bị nơi sinh.

Đối với những bệnh nhân bị tim mạch khi mang thai, việc khám thai định kỳ là điều vô cùng cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và quá trình phát triển của thai nhi.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?