Bệnh sùi mào gà gây ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai
01:37 - 05/05/2020 Lượt xem: 1030
Trong thai kỳ, người mẹ bị sùi mào gà cũng có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý không thoải mái, … Những điều này có thể gây ra những ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. 1. Triệu chứng sùi mào gà khi mang thai Sùi mào gà […]
Trong thai kỳ, người mẹ bị sùi mào gà cũng có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý không thoải mái, … Những điều này có thể gây ra những ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
1. Triệu chứng sùi mào gà khi mang thai
Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai có thể nhận biết được. Nhưng không phải ai cũng biết được để mà đi khám. Bởi lẽ sùi mào gà có thời gian ủ bệnh dài, thậm chí vài tháng ủ bệnh. Nên bệnh nhân thường quên mất tiền sử dịch tễ của mình.
Hoặc bản thân người chồng mang bệnh về, họ lại không biết rằng chồng mình đang bị bệnh. Cho đến khi phát hiện thì cũng không nghĩ đó là sùi mào gà nên không đi khám chữa sớm.
Mọc mụn tại cơ quan sinh dục –biểu hiện sùi mào gà khi mang thai
Dấu hiệu sùi mào gà khi mang thai đầu tiên đó là mọc mụn ở bộ phận sinh dục. Tại âm đạo, âm hộ, tầng sinh môn, … có thể xuất hiện những mụn dạng mụn thịt. Mụn có kích thước nhỏ, mọc nổi hẳn lên trên bề mặt da ở vị trí tiếp xúc. Đặc điểm của mụn sùi mào gà đó là trông nó như những nhú gai. Có thể mọc lẻ tẻ vài mụn, hoặc tập trung thành từng đám mụn có cuống xòe rộng ra. Mụn này mọc khi chị em trước đó có các tiếp xúc tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh
Mọc mụn ở miệng
Mụn thịt mọc ở miệng là dấu hiệu sùi mào gà khi mang thai. Nếu như trước đó bạn có quan hệ tình dục bằng miệng, hôn người bị sùi mào gà ở miệng. Thì bạn sẽ có những biểu hiện sùi mào gà ở miệng. Mụn mọc ở miệng gồm cả bên trong và hai bên mép.
Trong khoang miệng có thể mọc thêm những mụn thịt gây vướng khi nuốt. Nước bọt tiết ra nhiều hơn. Chị em còn có biểu hiện giống như bị viêm họng, viêm amidan, …
Mụn ở hậu môn
Những mụn thịt này cũng có thể xuất hiện ở hậu môn nếu như bạn có quan hệ bằng đường hậu môn. Nhiều chị em khi mang thai quan hệ bằng đường sinh dục sợ ảnh hưởng đến em bé. Nên họ chọn cách quan hệ qua đường hậu môn, miệng.
Đây cũng là một cách tạo ra sự phù hợp cho đời sống sinh lý. Nhưng nó vẫn tiềm ẩn những nguy cơ mắc bệnh xã hội.
Mụn sùi mào gà khi mang thai có thể sẽ phát triển về kích thước. Ban đầu chỉ là những mụn nhỏ, mọc đơn lẻ. Về sau chúng có thể liên kết lại với nhau thành từng đám mụn lớn. Thậm chí thành nhưng u cục sùi mào gà “khồng lồ” gây sang chấn khi đi lại, chảy dịch mủ khó chịu.
Những triệu chứng sùi mào gà khi mang thai khá điển hình. Do lúc này sức đề kháng của họ kém hơn. Nến các triệu chứng rầm rộ hơn, thậm chí có người còn phát triển, nổi hạch.
2. Bệnh sùi mào gà khi mang thai gây ảnh hưởng như thế nào ?
Ảnh hưởng tới thai phụ:
Gây tình trạng bội nhiễm
Với thai phụ, sùi mào gà có thể gây ra tình trạng bội nhiễm. Bởi vì khi mang thai, sức đề kháng của người mẹ kém nên nếu để tình trạng sùi mào gà diễn ra lâu ngày mà không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên các bội nhiễm, tạo điều kiện cho một số căn bệnh xã hội phát triển.
Chảy máu khó cầm gây sẩy thai, sinh non
Bệnh sùi mào gà khi đang mang bầu có thể gây ra tình trạng chảy máu bất thường và rất khó cầm cho chị em phụ nữ. Nếu như không được phát hiện kịp thời dễ dẫn đến tình trạng sinh non, sẩy thai, ảnh hưởng đến tính mạng.
Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Bị sùi mào gà khi có thai là tác nhân tăng cao nguy cơ ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn. Đặc biệt, sùi mào gà chính là yếu tố khiến cho bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ phát triển mạnh.
Ảnh hưởng đến tâm lý
Mắc sùi mào gà khi mang thai còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người phụ nữ. Khi phụ nữ mang thai, trạng thái tâm lý thay đổi nhiều nên nếu bị sùi mào gà thì dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm, stress vì lo lắng, sợ hãi, gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Khi phụ nữ mang thai bị sùi mào gà thì em bé sẽ đối diện với nguy cơ cao của ung thư vòm họng.
Bên cạnh đó, người mẹ bị sùi mào gà khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến cho thai nhi khó có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, từ đó em bé sẽ bị suy dinh dưỡng, còi yếu từ khi còn ở trong bụng mẹ. Việc không hấp thu được chất dinh dưỡng cũng khiến cho trí não của em bé bị ảnh hưởng.
Theo các bác sĩ thì em bé sẽ không bị sùi mào gà do di truyền từ mẹ sang con, cũng không lây nhiễm qua đường máu từ mẹ mà sẽ lây truyền khi người mẹ đẻ thường. Do đó, nếu chị em bị sùi mào gà khi mang thai mà chọn hình thức sinh thường thì đây chính là cơ hội để virus lây truyền sang cho em bé, gây nên các căn bệnh về đường da và đường hô hấp.
3. Phòng ngừa sùi mào gà khi mang thai
Với những nguy hiểm khó lường của sùi mào gà khi mang thai. Chúng ta lại càng phải thận trọng. Cần lưu ý những điểm sau:
- Trước khi mang thai nếu vợ/chồng, bạn tình có dấu hiệu bị sùi mào gà thì cần phải đi khám và điều trị khỏi. Sau đó cần tiến hành theo dõi từ 3-6 tháng mới nên mang thai.
- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ khi quan hệ, quan hệ tình dục chung thủy.
- Nếu mang thai mà phát hiện bị sùi mào gà thì phải điều trị càng sớm càng tốt. Bởi trong thai kỳ, phần niêm mạc âm đạo, cổ tử cung nếu bị sùi mào gà sẽ rất dễ chảy máu. Một khi có những tác động vào có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thuốc chữa sùi mào gà có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, cần phải hết sức thận trọng, chỉ dùng trong trường hợp thật cần thiết và phải có chỉ định, theo dõi của các bác sĩ.
- Dù sùi mào gà có điều trị khỏi rồi, không có biểu hiện nhưng bạn vẫn nên chọn cách sinh mổ. Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm sang bé trong khi sinh.
- Sùi mào gà khi mang thai có thể ảnh hưởng đến bản thân người bệnh, em bé và cả cộng đồng. Nên cần phải điều trị kịp thời.
- Tìm các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện điều trị.
Sùi mào gà khi mang thai rất nguy hiểm. Không chỉ nguy hiểm cho mẹ bầu mà còn cả đứa bé đang mang trong bụng. Do đó, chúng ta cần hết sức thận trọng. Khi có bất kì dấu hiệu nào nghi ngờ thì bạn cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời tránh để bệnh nặng sẽ gây ảnh hưởng đến thai.