Bệnh sùi mào gà – Những điều mẹ bầu cần biết

07:34 - 09/05/2020 Lượt xem: 619

Sùi mào gà là một bệnh xã hội nguy hiểm có thể lây nhiễm cho thai nhi. Vậy nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là gì ? Triệu chứng như thế nào ?…  Chúng ta hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về căn bệnh này nhé ! 1. […]

Sùi mào gà là một bệnh xã hội nguy hiểm có thể lây nhiễm cho thai nhi. Vậy nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là gì ? Triệu chứng như thế nào ?…  Chúng ta hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu về căn bệnh này nhé !

1. Nguyên nhân gây sùi mào gà ?

Sùi mào gà, còn gọi là bệnh mồng gà hay mụn cóc sinh dục là một trong những bệnh xã hội thường lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ do một do một loại virus có tên là HPV (Human papilloma virus).

Nguyên nhân gây sùi mào gà là do virus HPV gây ra. Virus này có đặc điểm đó là gây u nhú ở người. Chúng có thể phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm của vùng niêm mạc, bán niêm mạc.

Tên khoa học của virus này là Human Papilloma virus. Có trên 150 chủng HPV khác nhau. Trong đó loại 6 và 11 gây u nhú ở vùng sinh dục, loại 16 và 18 gây ung thư sinh dục. Đây cũng là loại tác nhân gây ra mụn cóc ở tay chân, sinh dục.

2. Các con đường lây nhiễm bệnh 

Sùi mào gà là một bệnh xã hội, ở phụ nữ mang thai con đường nhiễm bệnh khá đa dạng. Mặc dù phổ biến là quan hệ tình dục không an toàn, nhưng cũng còn nhiều con đường khác.

      • Quan hệ tình dục không an toàn:

Quan hệ tình dục, khi có các tiếp xúc tình dục chính là cách dễ dàng lây nhiễm nhất. Khi có quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Các chất dịch mủ có chứa virus HPV từ người này có thể lây sang người khác.

Hơn thế nữa, khi quan hệ, sự ma sát giữa bộ phận sinh dục có thể khiến cho vùng niêm mạc bên trong ống âm đạo của chị em bị trầy xước. Đây chính là “cửa sổ xâm nhập” giúp các virus HPV tấn công và nhiễm bệnh.

      • Dùng chung đồ dùng cá nhân

Sùi mào gà ở phụ nữ mang thai có thể lây nhiễm qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân. Nếu như chồng của bạn đang mắc bệnh này. Hai vợ chồng lại dùng chung khăn tắm, đồ lót, … Thì bạn cũng có thể bị nhiễm sùi mào gà mặc dù không quan hệ

      • Tiếp xúc với vết thương hở

Nếu như chồng bạn đang bị sùi mào gà. Mặc dù hai vợ chồng không quan hệ thực sự, nhưng có các hành động thân mật như: Những nụ hôn sâu, dùng tay kích thích, … Lúc này chất dịch mủ có chứa mầm bệnh có thể xâm nhập.

Hoặc tay bạn vừa sờ vào vùng sinh dục có mầm bệnh, lại đưa lên mắt dể dụi cũng có thể khiến bạn mắc sùi mào gà khi mang thai.

Ở phụ nữ mang thai, do sức đề kháng của họ kém hơn. Thêm vào đó là ảnh hưởng của thai kỳ. Do đó, nguy cơ bị sùi mào gà của phụ nữ mang thai khá cao nếu như không thận trọng.

3. Triệu chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai

Sau thời gian thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng, thai phụ sẽ có những biểu hiện như:

Tại cơ quan sinh dục hoặc hậu môn, miệng sẽ xuất hiện những mụn sùi nhỏ, nhô cao như những nhú gai, có màu hồng nhạt, mềm, nhiều trường hợp xuất hiện tổn thương có hình ovan hoặc tròn.

Nếu thai phụ bị sùi mào gà ở miệng thì sẽ có biểu hiện như vòm họng hay amidan xuất hiện những mảng màu đỏ hồng, trắng, người bệnh cảm thấy đau rát, sưng phồng, những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng thường thấy.

Sau một thời gian, nếu kéo dài không điều trị bệnh thì những mụn này sẽ liên kết với nhau thành từng mảng lớn giống như mào gà hay hoa súp lơ, nếu chạm vào rất dễ bị vỡ ra và chảy dịch, chảy máu, có mùi hôi khó chịu.

Những phụ nữ đang mang thai sức đề kháng rất yếu nên là đối tượng rất dễ mắc bệnh. Do đó, nếu bị sùi mào gà thì những tổn thương sẽ có triệu chứng rất nghiêm trọng, nên nhiều thai phụ không chịu nổi đã bị sốt cao, nổi bạch huyết.

4. Chẩn đoán

      • Thăm khám lâm sàng:

Mụn cóc ở vùng kín bà bầu thường được chẩn đoán bằng cách quan sát thấy các nốt mụn mọc bất thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt sẽ tiến hành sinh thiết để chẩn đoán có kết quả tốt hơn.

      • Xét nghiệm Pap:

Xét nghiệm Pap thường xuyên sẽ giúp phát hiện những thay đổi ở âm đạo và tử cung do mụn cóc sinh dục hoặc các dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung. Trong quá trình xét nghiệm Pap bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để giữ âm đạo và xem đường đi giữa âm đạo và tử cung (cổ tử cung). Sau đó thu thập mẫu tế bào từ cổ tử cung rồi đem đi kiểm tra bằng kính hiển vi.

      • Xét nghiệm HPV:

Xét nghiệm HPV: chỉ có một vài chủng HPV sinh dục có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Mẫu tế bào cổ tử cung từ xét nghiệm Pap sẽ được dùng để kiểm tra chủng HPV gây ung thư. Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ dành riêng cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên.

5. Điều trị

Nhiều người cho rằng, sùi mào gà ở phụ nữ mang thai thì không cần điều trị. Vì điều trị có thể gây sảy thai nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với sùi mào gà khi mang thai, nó làm gia tăng rất nhiều nguy cơ.

Những nguy cơ này cho cả người mẹ và bé. Do vậy, chúng ta cần có những biện pháp chữa bệnh khi mang thai sớm. Nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, ưu tiên các biện pháp bảo tồn.

Các phác đồ chữa sùi khi mang thai như đốt điện, bôi thuốc…Chủ yếu là loại bỏ các triệu chứng trong thai kỳ. Do vậy, khi mang thai mà phát hiện mình bị sùi mào gà, chị em cần đi khám ngay.

Sau khi thăm khám, đánh giá tình trạng, vị trí của mụn sùi mào gà khi mang thai. Các bác sĩ sẽ có những định hướng chữa sùi mào gà khi mang thai có hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối nguy hiểm đến mức nào?
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua