Bệnh tăng huyết áp với thai kỳ
01:27 - 26/05/2020 Lượt xem: 605
Tăng huyết áp là căn bệnh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người phụ nữ và là một trong những nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý về tim mạch. Tăng huyết áp thai kỳ càng được chú ý nhiều hơn vì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người mẹ […]
Tăng huyết áp là căn bệnh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người phụ nữ và là một trong những nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý về tim mạch. Tăng huyết áp thai kỳ càng được chú ý nhiều hơn vì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và xử trí kịp thời.
1. Tăng huyết áp là gì?
Theo tổ chức y tế thế giới, ở người lớn có huyết áp bình thường nếu huyết áp tối đa dưới 140 mmHg, và huyết áp tối thiểu dưới 90 mmHg
Trường hợp tăng huyết áp nếu huyết áp tối đa trên 160 mmHg, và huyết áp động mạch tối thiểu trên 95mmHg. Tăng huyết áp “giới hạn” nếu huyết áp động mạch tối đa từ 140 – 160 mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu từ 90 – 95 mmHg.
2. Phân loại bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp thường xuyên: có thể phân thành tăng huyết áp lành tính và tăng huyết áp ác tính
Tăng huyết áp cơn: trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường; có những cơ cao vọt, những lúc này thường có tai biến.
Tùy theo nguyên nhân có thể chia ra: tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát. Ở phụ nữ mang thai phần lớn là tăng huyết áp thứ phát.
3. Nguyên nhân nào gây ra tăng huyết áp
Nguyên nhân của thận
Do viêm cầu thận cấp viêm thận kinh do mắc bệnh hoặc di truyền (cầu thận – kẽ thận), thận đa nang, ứ nước bể thận, u tăng tiết renin bệnh mạch thận (hẹp động mạch thận)
Nguyên nhân nội tiết
Cường andosteron tiên phát (hội chứng Conn) phì địa thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, u lõi thượng thận, tăng canxi máu, to đầu chi.
Nguyên nhân khác
Hẹp eo động mạch chủ; nhiễm độc thai nghén; bệnh tăng hồng cầu; nguyên nhân thần kinh; rối loạn chuyển hóa pocphirin cấp; rò động tĩnh mạch, hở van động mạch chủ, cường giáp trạng…
4. Ảnh hưởng của tăng huyết áp trong thai kỳ
– Đối với thai phụ: Bị tăng huyết áp kèm với bệnh tim sẽ dẫn đến suy tim, cản trở chức năng cầm máu, chức năng của thận cũng bị suy giảm dẫn đến hiện tượng chảy máu não, gan tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông… Ảnh hưởng lớn nhất là việc tác động của nó lên hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong.
– Đối với thai nhi: Khi người mẹ bị tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng…
5. Phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp đối với phụ nữ có thai
Trong chế độ ăn uống
Hạn chế ăn muối nhưng không cần thiết khắt khe.
Hạn chế calo trong trường hợp béo bệu
Nên kiêng tất cả các loại rượu, nhất là khi đã có lúc bị tăng huyết áp
Giảm bớt mỡ trong chế độ ăn khi có dấu hiệu xơ vữa động mạch.
Không hút thuốc lá vì nicotin trong thuốc lá làm co mạch ngoại biên
Trong chế độ sinh hoạt
Người đã có lần bị tăng huyết áp cần điều trị đúng cách và theo dõi định kỳ
Làm việc một cách khoa học, tránh căng thẳng không cần thiết
Đảm bảo ngủ đủ giấc và có giấc ngủ tốt vì trong thời gian ngủ, huyết áp hạ xuống.
Trong quá trình mang thai
Khi mang thai người phụ nữ cần phải khám thai thường kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp trước khi mang thai (tăng huyết áp mạn tính) phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp.
Tăng huyết áp đơn thuần không có các biểu hiện của tiền sản giật cần theo dõi huyết áp thường xuyên khi khám thai, tuân thủ chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày.
Tăng huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp + protein niệu + phù) phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không có kết quả phải mổ lấy thai sớm vì quyền lợi và sức khỏe của mẹ.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang