googleb578e89369db4e48.html

Bệnh thiếu máu tán huyết có chữa được không?

01:05 - 24/04/2020 Lượt xem: 1182

Người bệnh thiếu máu huyết tán nếu không được tiếp máu kịp thời người bệnh sẽ suy kiệt và dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. 1. Bệnh thiếu máu tán huyết là gì? Thiếu máu tán huyết là tình trạng các tế […]

Người bệnh thiếu máu huyết tán nếu không được tiếp máu kịp thời người bệnh sẽ suy kiệt và dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết.

1. Bệnh thiếu máu tán huyết là gì?

Thiếu máu tán huyết là tình trạng các tế bào hồng cầu của người bệnh bị phá hủy nhanh hơn được tạo ra. Hồng cầu là tế bào mang oxy đi khắp cơ thể, nếu lượng hồng cầu thấp hơn mức bình thường, người bệnh bị thiếu máu. Khi đó, máu không cung cấp đủ oxy cho các mô và cơ quan để hoạt động hiệu quả.

Thiếu máu tán huyết có thể do di truyền hoặc mắc phải.

2. Nguyên nhân gây thiếu máu tán huyết

Nguyên nhân gây thiếu máu tán huyết khá phức tạp, có thể do di truyền hoặc mắc phải. TMTH di truyền có nghĩa là cha mẹ của bạn truyền lại gen bệnh cho bạn. Thiếu máu tán huyết mắc phải có nghĩa là mới sinh ra bạn không mắc phải căn bệnh này, nhưng trong quá trình lớn lên thì bạn bị mắc bệnh. Đôi khi, nguyên nhân của thiếu máu tán huyết không thể xác định được.

    • Thiếu máu tán huyết di truyền

Bệnh thiếu máu tán huyết

Trong thiếu máu tán huyết di truyền, các gen kiểm soát quá trình tạo ra tế bào hồng cầu bị lỗi. Gen bị lỗi này có thể chỉ từ cha hoặc mẹ, hoặc trong trường hợp nặng là từ cả hai.

Những bất thường ở những gen khác nhau sẽ gây ra những loại bệnh thiếu máu khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu bất thường. Các bất thường có thể liên quan đến hemoglobin, màng tế bào hồng cầu hoặc các enzyme bên trong hồng cầu.

Các tế bào hồng cầu bất thường có xu hướng mong manh và dễ bị vỡ khi di chuyển trong dòng máu. Nếu điều này xảy ra, lách sẽ loại bỏ những tế bào bị vỡ ra khỏi dòng máu.

    • Thiếu máu tán huyết mắc phải

Trong thiếu máu tán huyết mắc phải, cơ thể tạo ra các tế bào máu đỏ bình thường. Tuy nhiên, một căn bệnh xuất hiện và phá hủy các tế bào có thể kể như:

    • Rối loạn miễn dịch 
    • Nhiễm trùng.
    • Phản ứng với thuốc hoặc truyền máu.
    • Cường lách.

3. Triệu chứng thiếu máu huyết tán

Triệu chứng rất khác nhau ở mỗi bệnh nhân, bao gồm:

    • Da xanh tái do thiếu máu nhẹ hoặc nặng
    • Vàng da, vàng mắt
    • Nước tiểu sậm màu
    • Sốt
    • Mệt mỏi
    • Chóng mặt
    • Lú lẫn
    • Hoạt động thể chất kém
    • Gan lách to
    • Sỏi mật
    • Nhịp tim nhanh
    • Tim có âm thổi bệnh lý

Triệu chứng của thiếu máu tán huyết không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh.

4. Bệnh thiếu máu huyết tán có chữa được không?

Thiếu máu huyết tán có thể được chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh này là điều trị bằng phương pháp truyền máu.

Bệnh thiếu máu tán huyết có chữa được không?

Để giải quyết tình trạng máu dự trữ khan hiếm như hiện nay các bệnh viện lớn đã tiến hành truyền máu từng phần, nhằm đáp ứng đúng nhu cầu cần thiết cho cơ thể bệnh nhân.

5. Phòng bệnh thiếu máu tán huyết bằng cách nào?

Việc quan trọng trong phòng bệnh thiếu máu huyết tán là:

    • Giữ gìn vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ.
    • Ngủ màn chống muỗi đốt để tránh bị sốt rét.
    • Ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng, không uống rượu, hút thuốc lá.
    • Tránh tiếp xúc với những nơi có môi trường độc hại để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh ung thư, qua đó giảm được căn bệnh thiếu máu huyết tán.
    • Vấn đề tư vấn và sàng lọc trước khi sinh cũng đang được đặt ra để giảm thiểu số trẻ sinh ra mắc bệnh.

Nhìn chung, những người mắc TMHT bẩm sinh thường sẽ cần điều trị suốt đời, nếu mắc bệnh vì nguyên nhân khác thì có thể được chữa khỏi khi tuân thủ đúng phác đồ, vì thế thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ điều trị là vô cùng cần thiết để sớm thoát khỏi căn bệnh này. Các bạn có thể liên hệ tới Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone