googleb578e89369db4e48.html

Bệnh thiếu máu thiếu sắt với thai nghén

13:11 - 02/04/2020 Lượt xem: 352

Khi mang thai, bạn đang có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt, đó là tình trạng cơ thể không đủ các tế bào hồng cầu cần thiết mang oxy đến các cơ quan tổ chức của cơ thể. Thiếu máu khi mang thai khiến bạn cảm thấy yếu và mệt mỏi. Dưới đây […]

Khi mang thai, bạn đang có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt, đó là tình trạng cơ thể không đủ các tế bào hồng cầu cần thiết mang oxy đến các cơ quan tổ chức của cơ thể. Thiếu máu khi mang thai khiến bạn cảm thấy yếu và mệt mỏi. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ, biểu hiện và các biện pháp phòng tránh tình trạng này.

Bà bầu được coi là thiếu máu khi hàm lượng Hemoglobin < 11g/dl.

1. Nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai

Cơ thể chúng ta sử dụng sắt để tạo hemoglobin, một loại protein trong hồng cầu có khả năng vận chuyển oxy đến các tổ chức của cơ thể. Khi mang thai, lượng máu của bạn phải tăng lên để thích ứng với sự thay đổi trọng lượng cơ thể và giúp thai nhi tạo ra lượng máu của riêng mình; do đó nhu cầu sắt phải tăng lên gấp đôi. Nếu bạn không có đủ lượng sắt dự trữ hoặc lượng sắt cung cấp không đủ, bạn có thể bị thiếu máu thiếu sắt.

2. Ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt

bệnh thiếu máu thiếu sắt với thai nghén

Ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu

Bà bầu bị thiếu máu là có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và con. Với thiếu máu nhẹ, sẽ không có gì nguy hiểm cho cả mẹ và bé; chỉ khó chịu trong vấn đề mẹ hơi chóng mặt một chút. Nhưng với bà bầu bị thiếu máu nặng, có nhiều nguy cơ đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: Tăng nguy cơ sảy thai; nhau tiền đạo; bong nhau non; tăng huyết áp thai kỳ; tiền sản giật; vỡ ối sớm. Nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản.

Ngoài ra, vấn đề băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản sẽ có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng mẹ bầu thiếu máu. Bà mẹ bị thiếu máu khi mang thai dẫn đến thiếu acid folic; có thể gây những dị tật ống thần kinh của thai nhi như vô sọ, gai đôi cột sống. Thiếu i- ốt ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai; tai biến sản khoa như sinh non, con suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần.

Ảnh hưởng tới thai nhi và trẻ sơ sinh

Với bé, lượng sắt dự trữ trong bụng mẹ ít, khi sinh ra cũng dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, sinh non, suy thai hay nhiều nguy cơ hơn các bệnh sơ sinh khác hơn so với trẻ bình thường. Bé có nguy cơ bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài, tăng tỷ suất và bệnh suất sơ sinh hơn so với trẻ không thiếu máu.

Trẻ sinh ra bởi những mẹ bầu bị thiếu máu cũng dễ bị thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường. Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới phát triển trí não và hậu quả của nó có thể tiếp tục làm suy giảm khả năng học tập của trẻ; do khiếm khuyết trong hình thành myelin do thiếu sắt. Con của những bà bầu bị thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác khi đến tuổi trưởng thành.

3. Dấu hiệu của thiếu máu thiếu sắt khi mang thai

Trong trường hợp thiếu máu nhẹ, bạn có thể vẫn cảm thấy bình thường. Trong các trường hợp thiếu máu mức độ vừa và nặng, bạn có thể gặp các biểu hiện sau:

– Cơ thể yếu và mệt mỏi nhiều

– Da nhợt nhạt

– Huyết áp không ổn định

– Hồi hộp, đánh trống ngực

– Thở nhanh

– Hoa mắt chóng mặt hoặc ngất

– Thèm ăn các thực phẩm lạ: giấy, đất sét,…

Các triệu chứng này tương tự như các triệu chứng ốm nghén. Vậy nên bà bầu cần được phát hiện sớm tình trạng thiếu máu để có thể khắc phục kịp thời. Việc chẩn đoán thiếu sắt, thiếu máu khi mang thai được thực hiện qua các xét nghiệm định kỳ. Nếu bạn có biểu hiện thiếu máu cũng không nên lo lắng. Cần thực hiện một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ngủ nghỉ đều đặn, tránh xa café và các chất kích thích. Để được tư vấn kỹ hơn về tình hình sức khỏe, bạn có thể đăng ký khám thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang