googleb578e89369db4e48.html

Bệnh trĩ khi mang thai-nỗi khổ khó nói của mẹ bầu

10:47 - 12/09/2022 Lượt xem: 604 Tác giả: Thanh Nga

Bệnh trĩ khi mang thai thường được coi là nỗi ám ảnh của hầu hết mẹ bầu. Tuy không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi, nhưng nó sẽ mang đến không ít rắc rối cho mẹ. Để có thêm những kiến thức cũng như cách phòng tránh căn bệnh gây ám ảnh này, hãy cùng phòng khám sản 43 Nguyễn Khang tham khảo ngay bài viết này, mẹ nhé!

1. Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ khi mang thai

  • Táo bón được coi là tình trạng khá phổ biến khi mang thai. Khi bà bầu bị táo bón, sẽ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh gây áp lực cho hậu môn, lâu dài sẽ chuyển sang trĩ.
  • Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố progesterone cũng sẽ gia tăng đáng kể khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Bên cạnh đó, Progesterone còn làm chậm nhu động ruột và khiến mẹ bầu dễ bị táo bón.
  • Kích thước của thai nhi ngày càng lớn sẽ đè lên vùng bụng làm chèn ép các mạch máu, tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu. Điều này làm các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng bị yếu đi, dẫn đến trĩ.
  • Căng thẳng khi mang thai
  • Ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài.
  • Mẹ bầu đã có tiền sử bị trĩ rất có khả năng chúng sẽ phát triển thêm.
  • Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường rất dễ bị bệnh trĩ.
  • Những phụ nữ thừa cân, mang đa thai, ít vận động sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn

2. Triệu chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ xảy ra với những triệu chứng rõ ràng và dễ nhận biết, bao gồm một số triệu chứng sau đây: 

- Ngứa, nóng rát ở hậu môn

- Chảy máu khi đi đại tiện

- Hậu môn sưng, nổi cục

- Đau âm ỉ ở bên trong hậu môn khi đi đại tiện

- Cảm giác khó chịu

Nếu bạn đi đại tiện khó khăn, thường xuyên bị chảy máu trong thai kỳ, đừng chủ quan với tình trạng này. Hãy đi gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân của chúng. 

3. Cách cải thiện, phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai

Những điều mẹ nên làm

  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, mẹ nhé.
  • Ăn nhiều chất xơ từ các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây, rau,... để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Mẹ bầu cần uống đủ nước và tiêu chuẩn của mẹ là 3 lít nước mỗi ngày.

bệnh trĩ khi mang thai

  • Mẹ nên tập các bài tập thể thao nhẹ nhàng chẳng hạn như đi bộ, những bài tập có liên quan đến xương chậu hoặc tập Kegel dành cho bà bầu. Điều này sẽ giúp tăng cường các cơ sàn chậu và cải thiện lưu thông ở vùng trực tràng tốt hơn.
  • Tắm nước ấm mỗi ngày, mẹ có thể ngâm mình trong nước ấm khoảng vài phút để thư giãn và kích thích lưu thông máu.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi vệ sinh bằng khăn mềm và không mùi.

Những điều mẹ không nên làm

  • Cố gắng không đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài đặc biệt là những mẹ bầu đang làm công việc văn phòng.
  • Mẹ không nên ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, điều này sẽ gây áp lực lên trực tràng và hậu môn của mẹ.
  • Mẹ nên tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kĩ.
  • Không được dùng quá sức để rặn. Điều này chỉ làm mẹ nhanh bị trĩ hơn thôi.
  • Khi mang thai, mẹ không được sử dụng thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón. Vì nó có thể gây mất nước và kích thích các cơn co thắt ở tử cung.

Mẹ đừng cảm thấy xấu hổ nếu bị bệnh trĩ khi mang thai nhé, hãy đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy mình có những triệu chứng được nêu trên để có được phương pháp điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình, bổ sung nhiều chất xơ để hạn chế tối đa tình trạng táo bón - tác nhân gây trĩ hàng đầu khi mang thai, mẹ nhé! Chúc mẹ có 1 thai kì khỏe mạnh.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?