Bệnh u máu bẩm sinh có cần điều trị không ?
09:54 - 28/03/2020 Lượt xem: 542
U máu là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, với tỉ lệ từ 10 – 12%. Bệnh u máu có đặc điểm là chỉ xuất hiện vào tuần lễ thứ nhất hay thứ tư sau khi sinh. Bệnh u máu gặp ở trẻ gái nhiều gấp đôi so với trẻ trai. Tỉ lệ […]
U máu là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, với tỉ lệ từ 10 – 12%. Bệnh u máu có đặc điểm là chỉ xuất hiện vào tuần lễ thứ nhất hay thứ tư sau khi sinh. Bệnh u máu gặp ở trẻ gái nhiều gấp đôi so với trẻ trai. Tỉ lệ bệnh ở trẻ da trắng cao gấp 3 lần so với trẻ da màu và bệnh không có tính di truyền. Mặc dù không phải là một căn bệnh ác tính nguy hiểm nhưng cũng có rất nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng về vấn đề này và không biết bệnh u máu có cần điều trị không ? và điều trị như thế nào ?. Để giải đáp những câu hỏi này, các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang nhé !
1. Bệnh u máu bẩm sinh có cần điều trị không?
Đa phần u máu là bẩm sinh và diễn biến bệnh có thể khác nhau tùy mỗi loại u máu và vị trí khối u. U máu thường phát triển đến lúc trẻ được 18 tháng tuổi thì mất dần sau 3 – 10 năm. Trường hợp u máu ngọn lửa thì thường mờ đi và biến mất sau 6 – 13 tháng, khoảng 50% u mao mạch thì tự biến mất trong vòng 5 – 9 năm.
Nhìn chung, u máu bẩm sinh có thể tự khỏi sau vài năm, hoặc ổn định không phát triển thêm, hoặc là tiếp tục phát triển nhanh hay chậm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, hoặc có dạng ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ.
Do đó, điều trị u máu bẩm sinh là một vấn đề tế nhị và thường là khó khăn. Tùy thuộc vào mỗi người bệnh, vị trí u máu khu trú, thể bệnh và mục đích yêu cầu (thẩm mỹ, chức năng, hay cứu sống bệnh nhân lúc nguy hiểm) sẽ có hướng giải quyết khác nhau, tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần điều trị u máu.
2. Bệnh u máu điều trị như thế nào ?
– Theo dõi tiến triển bệnh đơn thuần không cần can thiệp:
- Nếu không có ảnh hưởng đến chức năng.
- Khi u máu lành tự nhiên, không phải tất cả các trường hợp lành đẹp trở về da bình thường. 1/3 số ca sẽ để lại sẹo xấu, mô mỡ thừa gây mất thẩm mỹ.
– Điều trị tại chỗ:
Thoa corticosteroids:
- Thường sử dụng Clobetasol propionate. Có thể dùng đến loại thoa mạnh nhất. Đáp ứng điều trị của u máu nhũ nhi thường kém so với các phương pháp khác.
- Khoảng 1/3 trường hợp đáp ứng.
- Biến chứng thường gặp gốm teo da, thay đổi màu sắc da, viêm da…
- Lưu ý: không thoa trên diện tích lớn vì có thể gây tác dụng phụ toàn thân.
Tiêm corticosteroids:
- Sau tiêm có thể u máu vẫn có thể lớn lên, khoảng 2 đến 3 ngày sau khi tiêm u máu có thể trắng ra và giảm kích thước. Hiệu quả của phương pháp này có thể thấy sau 2 tuần nhưng cũng có thể thấy kéo dài tới 2 tháng.
- Khoảng 75% trường hợp đáp ứng.
- Biến chứng có thể gặp là hoại tử chỗ tiêm, giảm sắc tố da, hoại tử mỡ…
- Lặp lại sau 2-3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Thoa propranolol ( timolol 0.5%):
Hiện nay là phương pháp thoa tại chỗ hiệu quả, an toàn và hầu như không có tác dụng phụ. Ngoài da timolol cũng hiệu quả trên u máu da đầu, u máu sâu…
Tắc mạch:
Thường sử dụng cho máu khổng lồ vùng mắt, mang tai…hoặc dị dạng thông nối động tĩnh mạch.
Phẫu thuật:
- Là phương pháp điều trị triệt để. Chỉ định sớm ở u máu nhỏ, có cuống. Tuy nhiên nó để lại sẹo nên cân nhắc trước khi thực hiện.
- Chỉ định khi u máu lớn ở các vùng ảnh hưởng các cơ quan xung quanh như mắt, mũi, miệng, hậu môn, sinh dục…hoặc u máu không đáp ứng các điều trị khác.
- Da thừa sau khi u máu giảm kích thước.
Điều trị laser:
- Là phương pháp hiệu quả đối với u máu nông. Đáp ứng kém hoặc tương đối kém hoặc tương đối với u máu sâu.
- Điều trị mỗi 3 – 4 tuần một lần cho tới khi sang thương hoàn toàn.
- Nên điều trị sớm với các u máu giai đoạn tiến triển ở các vùng nguy hiểm ( mắt, mũi…)
- U máu giai đoạn tiến triển để lại các giãn mạch và hiệu quả với điều trị laser.
- Biến chứng có thể xảy ra: sẹo, tăng hay giảm sắc tố, đỏ phù nề, bóng nước, xuất huyết…
– Điều trị toàn thân:
Uống Propranolol
- Có hiệu quả tốt u máu lớn hoặc u máu nội tạng.
- Cần siêu âm tim, do ECG, khám tim mạch trước khi điều trị.
- Liều điều trị khởi đầu thấp tăng dần.
- Liều tối đa có thể lên đến 3mg/kg.
- U máu có thể phát triển to lại khi ngừng thuốc.
- Tác dụng phụ liên quan đến tim mạch huyết áp, nên bệnh nhân cần phải theo dõi kĩ bởi bác sĩ lâm sàng.
Uống Corticosteronids:
- Đáp ứng của thuốc tùy thuộc vào kích thước và vị trí của u máu.
- Cơ chế tác dụng chưa rõ. Có thể thuốc làm đẩy nhanh tiến trình thoái triển của u máu.
- Tác dụng phụ toàn thân nhiều: Mụn, mọc lông, suy giảm miễn dịch…
– Kết hợp nhiều phương pháp:
- Mang lại hiệu quả tốt hơn việc sử dụng 1 phương pháp.
- Rút ngắn thời gian điều trị, giảm tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra so với việc sử dụng một phương pháp trị liệu đơn độc.
- Xu hướng hiện nay sử dụng timolol kết hợp điều trị laser đối với các u máu: u lan rộng, lan tỏa; u máu dày; u máu vùng nguy hiểm; u máu có giãn mạch; bệnh nhi không tái khám thường xuyên; bệnh nhi có chống chỉ định điều trị propranolol.
3. Biến chứng do sự phát triển của u máu
- Loét và hoại tử vùng trung tâm khối u.
- Bội nhiễm thứ phát sau khi có hoại tử khối u những biến chứng hay gặp trong quá trình phát triển của khối u.
- Chảy máu cũng là một biến chứng không hiếm gặp khi khối u phát triển nhanh về thể tích.
- Các biến chứng toàn thân như suy tim hay tắc mạch hiếm khi xảy ra với các thể u máu trong da.
- Các u máu nằm ở một số vùng như mi mắt, mũi, tai, miệng, hậu môn, … sẽ gây ra những rối loạn nặng nề về chức năng cho đứa trẻ. U máu ở mi mắt có thể dẫn đến nhược thị, lác hay rối loạn thị giác của đứa trẻ ngay từ những tuần đầu tiên. Các biến chứng liên quan tới chức năng chỉ có thể giải quyết bằng điều trị phẫu thuật.
Cho đến nay việc điều trị bệnh u máu vẫn còn gặp nhiều khó khăn do dễ bị chẩn đoán nhầm với các dạng bệnh lý mạch máu khác như dị dạng mạch máu.
Để cập nhật kiến thức về thai sản, chăm sóc trẻ sơ sinh, các bệnh lý bẩm sinh..vui lòng truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN