Bệnh u máu có nguy hiểm không ? và phải làm gì khi phát hiện u máu ?
08:15 - 29/03/2020 Lượt xem: 2477
Bệnh u máu có thực sự nguy hiểm không ? Đây là câu hỏi được rất nhiều các ông bố, bà mẹ quan tâm tìm hiểu. Họ rất lo lắng khi phát hiện con mình bị bệnh u máu và không biết phải xử trí như thế nào với căn bệnh này. Để giải tỏa […]
Bệnh u máu có thực sự nguy hiểm không ? Đây là câu hỏi được rất nhiều các ông bố, bà mẹ quan tâm tìm hiểu. Họ rất lo lắng khi phát hiện con mình bị bệnh u máu và không biết phải xử trí như thế nào với căn bệnh này. Để giải tỏa những lo lắng của các bậc phụ huỳnh, chúng ta hay cùng phòng khám 43 nguyễn khang tìm hiểu về chủ đề này nhé!
1. Các loại u máu bẩm sinh
U mao mạch: Hay còn gọi là u máu dâu tây, thường gặp nhiều ở trẻ sinh non. Hầu hết các trường hợp trẻ bị u mao mạch đều chỉ bị ở một vị trí trên cơ thể. U mao mạch là do mạch máu ở trong lớp nông nhất của da bị giãn ra và gây dị dạng;
U máu bẩm sinh hình ngọn lửa: Là một vết bớt phẳng có màu đỏ, tía, hoặc hồng; thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh tại các vị trí như da đầu, mặt, mí mắt, vùng sau cổ. Nguyên nhân gây u máu ngọn lửa là do các mạch máu dưới da bị giãn ra; tuy nhiên u máu này không gây nguy hiểm gì;
U máu hang: Hay còn gọi là u mạch dưới da, u dạng này tạo ra những vết phồng có màu xanh tím trên da, lúc đầu phát triển nhưng sau đó thì nhỏ lại. Dạng u này có khả năng phát triển xâm lấn vào niêm mạc miệng, họng, amidan hoặc xương hàm.
U mạch máu hỗn hợp: Là tình trạng có hai dạng u máu trên cơ thể.
2. Bệnh u máu có nguy hiểm không ?
Tác động tiêu cực của bệnh u máu đến con người còn đang được nghiên cứu kỹ lưỡng. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng, nhưng u máu cũng gây nên những vấn đề nhất định đối với sức khỏe.
Đôi khi, một khối u máu (hemangioma) có thể bị phá vỡ và phát triển một vết loét. Điều này có thể dẫn đến đau, chảy máu, sẹo hoặc nhiễm trùng. Tùy thuộc vào vị trí của u máu, nó có thể cản trở tầm nhìn, hơi thở, thính giác hoặc nguy hiểm đến tính mạng – nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra.
U máu có thể tăng sinh và phát triển không ngừng. Ở trẻ nhỏ, nếu tốc độ tăng sinh của khối u nhanh hơn so với sự phát triển của trẻ sơ sinh, thì các vấn đề về chức năng và thẩm mỹ như loét, tắc mũi, vấn đề về thị lực và tắc nghẽn đường thở rõ ràng sẽ xuất hiện.
Với người trưởng thành, một số vị trí đặc biệt như vùng mí mắt, hốc mắt, mang tai gây biến chứng chèn ép thần kinh thị giác, mặt bị biến dạng. Nguy hiểm hơn có thể gây chảy máu ồ ạt nếu có sang chấn vùng u.
Mặc dù u máu là lành tính, chúng cũng gây nên vấn đề mất thẩm mỹ rất nghiêm trọng, khiến người bệnh khó hòa đồng với xã hội, thậm chí là tự kỷ hay trầm cảm.
3. U máu khi nào cần đi khám bác sĩ?
Bác sĩ sẽ theo dõi u máu ở trẻ trong quá trình kiểm tra định kỳ. Cha mẹ hãy liên lạc với bác sĩ nếu u có hiện tượng chảy máu, hình thành vết loét hoặc bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó trẻ sẽ cần đến sự chăm sóc y tế nếu tình trạng này cản trở tầm nhìn, hơi thở, thính giác hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
4. Cách xử trí khi trẻ bệnh u máu ?
Trong quá trình phát triển, u máu có thể gây các tổn thương như: loét, hoại tử, bội nhiễm thứ phát… thậm chí suy tim, tắc mạch máu. Đặc biệt các u nằm ở một số vùng như mi mắt, mũi, tai, miệng, hậu môn… có thể gây ra những rối loạn nặng nề về chức năng cho trẻ. Lời khuyên chung cho trẻ em bị u máu là điều trị càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm thì diện tích u còn nhỏ, mạch máu cũng nhỏ, điều trị sớm cho kết quả tốt. Về chuyên môn, tia laser xuyên thấu dễ hơn. Bệnh nếu để lâu có thể gặp biến chứng lỡ loét.
Hơn nữa, khi u còn nhỏ, chưa tiếp xúc ánh sáng nhiều, dễ điều trị hơn. Bởi nếu u hấp thu ánh sáng nhiều sẽ làm giảm hấp thu tia laser trong điều trị. Khi trẻ ba, bốn tháng tuổi mà phát hiện có dấu hiệu u máu thì nên tránh đem phơi nắng. Lúc này cần đem bé đến điều trị càng sớm càng tốt. Phát hiện càng sớm điều trị ít khi để lại sẹo. Không nên quan niệm rằng tất cả u máu đều tự khỏi, không cần điều trị vì có một số u máu lớn, vị trí đặc biệt có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ, thậm chí cả tính mạng của trẻ.
Để cập nhật kiến thức về thai sản, phụ khoa, chăm sóc trẻ sơ sinh, các bệnh lý bẩm sinh..vui lòng truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN