Bệnh u xơ tuyến vú và những điều cần biết
10:16 - 23/06/2022 Lượt xem: 800 Tác giả: Thanh Nga
Bệnh u xơ tuyến vú hay còn gọi là bướu sợi tuyến là một tình trạng tăng sinh lành tính không gây hại hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây khó chịu hoặc không thoải mái cho một số phụ nữ.
Một số nghiên cứu cho thấy, có khoảng 50% số phụ nữ có tình trạng u xơ tuyến vú trong suốt cuộc. Nhiều phụ nữ có tuyến vú bị xơ hóa nhưng sẽ không có bất kỳ triệu chứng liên quan nào.
1. Nguyên nhân gây bệnh u xơ tuyến vú
Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Yếu tố được chứng minh có liên quan đến sự xuất hiện và phát triển của u xơ tuyến vú là sự thay đổi hóc môn trong cơ thể vì các khối u thường xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ mang thai và biến mất sau mãn kinh.
Bệnh u xơ tuyến vú rất phổ biến trên lâm sàng. Khoảng 10% phụ nữ có ít nhất một u vú thuộc nhóm này nhưng thường không được phát hiện.
Bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ từ 15 đến 35 tuổi, đặc biệt khi mang thai và cho con bú. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng những người phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú có nguy cơ cao hơn mắc phải bệnh u xơ tuyến vú.
Đa số những người phụ nữ chỉ mắc bệnh một lần trong đời nhưng khoảng 10% đến 15% phụ nữ tái phát bệnh trở lại.
2. Triệu chứng của u xơ tuyến vú
Nếu mắc phải u xơ vú có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sưng
- Vú nhạy cảm
- Đau
- Dày mô vú
- U, cục xuất hiện ở một hoặc cả hai bên vú
Các triệu chứng có thể sẽ nặng hơn trước kỳ kinh do những thay đổi hormon nhưng cũng có thể kéo dài cả tháng.
U cục trong vú bị u xơ có xu hướng dao động về kích cỡ trong tháng và thường có thể di chuyển. Nhưng đôi khi, nếu có nhiều mô xơ, các khối u có thể dễ cố định ở một chỗ. Bạn cũng có thể bị đau dưới cánh tay. Một số phụ nữ có tiết dịch màu xanh hoặc nâu đen ở núm vú. Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn thấy có dịch trong suốt, màu đỏ hoặc màu máu ở núm vú vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư vú.
3. Chẩn đoán bệnh u xơ tuyến vú
Ngay khi phát hiện khối u tại vú, người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thăm khám để đánh giá cấu trúc, mật độ mô và kích thước khối u. Sau đó, một số xét nghiệm cần được chỉ định để xác định bản chất khối u.
Siêu âm vú và chụp X quang tuyến vú giúp chẩn đoán u vú. U vú sẽ được phân loại theo BIRADS – đây là phân loại Quốc tế cho u vú – để có kế hoạch theo dõi tiếp hay cần phải sinh thiết ngay.
Sinh thiết có thể xác định liệu một khối u có phải là ung thư hay không.
Khi sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy ra một số mô hoặc chất lỏng từ vú để thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để xem khối u là ung thư, u nang hay khối u lành tính. Nếu sinh thiết cho thấy ung thư, người bệnh sẽ cần được điều trị tiếp.
4. Điều trị u xơ tuyến vú
Hầu hết những phụ nữ mắc bệnh u xơ tuyến vú đều không cần điều trị xâm lấn. Các biện pháp điều trị tại nhà nhằm giảm đau và các khó chịu liên quan.
Thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm giảm đau. Chườm ấm hoặc chườm lạnh có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng.
Thay đổi chế độ ăn uống: Một số người thấy rằng việc hạn chế lượng caffeine, ăn chế độ ăn ít chất béo hoặc uống bổ sung axit béo thiết yếu giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh u xơ tuyến vú. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu nào chứng minh được điều trên.
Tương tự, nếu bệnh được phát hiện trong quá trình mang thai hoặc đang cho con bú, bác sĩ sẽ đề nghị chờ đến khi nồng độ hóc môn trong cơ thể quay về mức bình thường vì khối u xơ tuyến vú có thể biến mất sau đó.
Nếu người bệnh có tiền sử mắc bệnh u xơ tuyến vú đã phẫu thuật, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong việc có quyết định phẫu thuật cắt bỏ khối u mới hay không, phần lớn thường trì hoãn.
Khi khối u tăng kích thước, phẫu thuật cắt bỏ khối u thường được lựa chọn để tránh việc chèn ép các mô xung quanh. Ngoài ra, khối u sau khi được cắt bỏ sẽ được phân tích đặc điểm mô bệnh học để khẳng định không mang tính chất ác tính.
Phụ thuộc vào kích thước, vị trí và số lượng khối u xơ tuyến vú, phẫu thuật viên có thể lựa chọn các phương pháp đoạn vú hoặc kỹ thuật áp đông (cryoablation) để loại bỏ khối u vú.
5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây có thể là dấu hiệu của ung thư vú:
- Khối u mới hoặc bất thường trong vú.
- Xuất hiện chấm đỏ hoặc vết nhăn da trên ngực.
- Dịch tiết ra từ núm vú, vú mẩn đỏ hoặc có máu
- Vết lõm trên vú hoặc núm vú tụt vào trong.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là địa chỉ khám thai, sản phụ khoa lớn và uy tín nhất tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… Để đăng ký khám thai, sản phụ khoa, quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.