googleb578e89369db4e48.html

Bệnh ung thư cổ tử cung: Những điều cần biết

09:12 - 06/08/2020 Lượt xem: 430

Bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa ác tính có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu ở nữ giới. Tiêm phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung và thực hiện tầm soát ung thư định kì được đánh giá là phương pháp phòng và phát […]

Bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa ác tính có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu ở nữ giới. Tiêm phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung và thực hiện tầm soát ung thư định kì được đánh giá là phương pháp phòng và phát hiện bệnh hiệu quả nhất. 

1. Một số yếu tố hàng đầu gây ung thư cổ tử cung

Nhiễm virus HPV: virus HPV được coi là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung. Hiện nay, có hơn 100 tuýp HPV đã được xác định. Trong đó, 30 – 40% thuộc vùng hậu môn, sinh dục và 15 tuýp gây ung thư cổ tử cung.

ung thư cổ tử cung

Sinh con khi tuổi đời còn quá trẻ, sinh con nhiều: nữ giới sinh con trước độ tuổi 17 có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn những người bình thường.

Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn. Virus HPV chủ yếu lấy qua đường tình dục. Vì vậy, quan hệ tình dục sớm và không an toàn tăng nguy cơ mắc bệnh.

Yếu tố di truyền: những người có mẹ mắc ung thư cổ tử cung thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

Lạm dụng thuốc tránh thai: dùng thuốc là biện pháp tránh thai không an toàn và gây nhiều tác dụng phụ. Tuy chưa có thông báo chính thức từ Tổ chức Y tế thế giới về khả năng gây ung thư cổ tử cung do lạm dụng thuốc tranh thai nhưng kết quả của nhiều khảo sát cho thấy lạm dụng thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2. Triệu chứng

Giống với nhiều căn bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với một số bệnh phụ khoa thông thường. Nếu quan sát kĩ, bệnh có một số biểu hiện:

      • Xuất hiện dịch ở âm đạo: dịch có màu đục ngả vàng hoặc xanh và có mùi khó chịu; lượng dịch tiết ra bất thường và có thể kèm máu hoặc mủ.
      • Chảy máu âm đạo bất thường: đây là triệu chứng liên quan nhiều nhất đến biểu hiện của ung thư cổ tử cung. Biểu hiện triệu chứng này là kỳ kinh kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường; lượng kinh quá nhiều hoặc quá ít và thường xảy ra tình trạng rong kinh.
      • Đau vùng xương chậu: cơn đau dữ dội có thể kéo dài liên tục phần bụng dưới phía trước. Bao gồm cả cơ quan sinh dục.
      • Mệt mỏi: đây là biểu hiện đi kèm các triệu chứng bệnh.

3. Làm sao để phát hiện ung thư cổ tử cung?

Sau khi chẩn đoán những dấu hiệu lâm sàng, nếu phát hiện nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV để phát hiện sớm những dấu hiệu ban đầu của bệnh.

      • Soi cổ tử cung: giúp quan sát toàn bộ âm đạo và cổ tử cung và khi phát hiện bất thường có thể đem sinh thiết mô cổ tử cung để cho kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
      • Pap smear: là xét nghiệm giúp phát hiện sớm những tế bào bất thường ở cổ tử cung.
      • Xét nghiệm HPV: tìm ra mầm mống của loại HPV gây ung thư cổ tử cung. Đặc biệt là HPV typle 16 và 18.

4. Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có 5 giai đoạn phát triển

Giai đoạn 0: là giai đoạn khởi phát, tế bào ung thư nhỏ chưa có bất kì xâm lấn nào.

Giai đoạn 1: tế bào ung thư phát triển, có kích thước lớn nhất khoảng 4cm

Giai đoạn 2: tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn các mô lân cận; kích thước khối u cũng bắt đầu lớn dần.

Giai đoạn 3: ung thư bắt đầu lan ra vùng chậu của cơ thể

Giai đoạn 4: kích thước khối u không kiểm soát được và tế bào ung thư cổ tử cung di căn sang các phần khác của cơ thể.

5. Điều trị

Tùy thuộc vào kích thước khối u và tình trạng diễn biến bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, điển hình là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

      • Phẫu thuật: có thể phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, tử cung, buồng trứng để loại bỏ khối u. Đây là phương pháp điều trị được đánh giá là hiệu quả nhất trong điều trị ung thư cổ tử cung.
    • ung thư cổ tử cung
      Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ung thư cổ tử cung
      • Xạ trị: xạ trị có thể được chỉ định trước hoặc sau phẫu thuật ung thư cổ tử cung. Xạ trị cũng có thể được sử dụng trong giảm đau cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.
      • Hóa trị: là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc làm chậm quá trình phát triển của chúng. Hóa trị có thể được chỉ định riêng hoặc kết hợp với phẫu thuật và xạ trị.

Để đăng kí khám phụ khoa, xét nghiệm pap tầm soát ung thư  cổ tử cung sớm tại Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Vô sinh ở nữ giới: Triệu chứng và nguyên nhân
Xét nghiệm phụ khoa và những điều cần biết
Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp