googleb578e89369db4e48.html

Bệnh Viêm gan B trong thai kỳ

09:50 - 16/03/2022 Lượt xem: 579 Tác giả: Kim Ngân

Theo các chuyên gia của Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), viêm gan virus B là một trong hai loại viêm gan do virus có gánh nặng lớn nhất đối với sức khoẻ cộng đồng và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư gan và xơ gan, gây ra tới 80% tổng số các ca ung thư gan trên thế giới. Việt Nam nằm trong vùng lưu hành dịch tễ cao của virus viêm gan B.

1. Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do virút tấn công gan và có thể gây ra viêm gan cấp và mạn tính, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Ước tính trên thế giới có khoảng 240 triệu người đang bị nhiễm virút viêm gan B mạn tính (định nghĩa là có kháng nguyên bề mặt viêm gan B dương tính ít nhất 6 tháng). Hơn 686.000 người chết mỗi năm do biến chứng của bệnh viêm gan B, bao gồm cả xơ gan và ung thư gan (WHO, 2016).  

2. Những con đường lây truyền viêm gan B.

Hiện có 3 đường lây truyền quan trọng của virus viêm gan B.

  • Lây truyền từ mẹ sang con.
  • Lây truyền qua đường máu.
  • Lây truyền qua đường tình dục.

Phụ nữ nhiễm virus viêm gan B có thể truyền cho con khi mang thai, khi chuyển dạ và một thời gian ngắn sau sinh.

Nếu mẹ bầu bị viêm gan B trong quá trình mang thai thì tỷ lệ lây truyền sẽ phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh:

  • Nếu mẹ bị nhiễm virus trong giai đoạn 3 tháng đầu thì tỷ lệ mẹ truyền cho con khoảng 1%;
  • Nếu mẹ bị nhiễm ở 3 tháng giữa thì nguy cơ thai nhi bị bệnh là 10%;
  • Nếu mẹ bị nhiễm ở 3 tháng cuối thì khả năng đứa bé sinh ra bị viêm gan B lên tới 60 – 70%;

3. Triệu chứng của viêm gan B

Triệu chứng của viêm gan B trong thai kỳ

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp như:

  • Đau và nhức mỏi, triệu chứng này khá giống với các triệu chứng cảm, cúm thông thường.
  • Mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn.
  • Mệt mỏi.
  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng.

Giống như người bình thường, ở giai đoạn đầu, bà bầu bị viêm gan B cũng không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Nếu có thì triệu chứng này cũng giống với các triệu chứng thai kỳ khác nên rất khó phát hiện ra. Đó là lý do tại sao bạn nên đi kiểm tra sớm.

4. Ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.

Nhiễm HBV cấp trong thai kỳ thường là không nghiêm trọng và không liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong hoặc tăng khả năng sinh con bị dị tật. Do đó, nhiễm HBV trong thai kỳ không cần phải cân nhắc đình chỉ thai nghén.

Tuy nhiên, đã có những báo cáo tăng tỉ lệ nhẹ cân khi sinh và đẻ non ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HBV cấp.

Nhiễm virus viêm gan B có thể rất nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ cao (lên đến 90%) trở thành người mang mầm bệnh. Trẻ cũng có thể truyền virus cho người khác. Khi trưởng thành, khoảng 25% trường hợp sẽ có nguy cơ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan. 

Để giảm nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con, tất cả phụ nữ trong lần khám đầu tiên trước khi chuẩn bị mang thai đều nên làm xét nghiệm xác định virus viêm gan B và xét nghiệm lại trong thai kỳ nếu cần thiết. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm viêm gan B có thể được bảo vệ hiệu quả bằng cách gây miễn dịch thụ động và chủ động (tỉ lệ bảo vệ trên 90%).

Tham khảo bài viết: Vì sao cần bổ sung iot cho bà mẹ mang thai?

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén