Bị cường giáp có mang thai được không ?
09:09 - 20/05/2020 Lượt xem: 1185
Cường giáp là bệnh về rối loạn nội tiết thường gặp ở nữ giới. Rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc bị cường giáp có mang thai được không ?. Vậy cường giáp là bệnh gì ? và nó ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thụ thai ? Chúng ta cùng tìm […]
Cường giáp là bệnh về rối loạn nội tiết thường gặp ở nữ giới. Rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc bị cường giáp có mang thai được không ?. Vậy cường giáp là bệnh gì ? và nó ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thụ thai ? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé !
1. Cường giáp là bệnh gì ?
Là một hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây tăng tiết hormone tuyến giáp T3 và T4 dẫn đến các biểu hiện điển hình như tim đập nhanh, gầy sút cân, run tay, lo lắng và tăng nhu động ruột.
Bệnh được chẩn đoán thông qua chỉ số giảm nồng độ TSH và tăng nồng độ T4 tự do so với ngưỡng giá trị bình thường.
Phụ nữ bị cường giáp thì ít bị rối loạn kinh nguyệt hơn so với suy giáp và vẫn duy trì được sự phóng noãn nên ảnh hưởng của nó tới sự vô sinh hiếm muộn là không cao.
Hai phương pháp điều trị cường giáp là:
- Giảm triệu chứng: propanolol (thuốc ức chế beta) có thể giảm được các triệu chứng do ảnh hưởng của hormone giáp lên các tuyến ngoại biên.
- Kháng giáp trạng: có thể sử dụng các thuốc như thioamide, propylthiouracil, methimazole.
2. Biến chứng của cường giáp là gì ?
Biến chứng tim mạch biểu hiện:
Các rối loạn kịch phát hoặc thường xuyên:
+ Đợt nhịp tim nhanh xoang phối hợp với khó thở và lo âu.
+ Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, flutter, hoặc thường nhất là loạn nhịp hoàn toàn do rung nhĩ.
+ Suy tim toàn bộ, trội hơn ở bên phải: Với đặc điểm tốc độ tuần hoàn với lưu lượng tim bình thường hoặc tăng.
Cơn nhiễm độc giáp cấp:
+ Rồi loạn ý thức
+ Sốt rất cao 40 độ hoặc hơn, vã mồ hôi, nhịp tim rất nhanh.
+ Suy tim phù phổi bán cấp
+ Mệt mỏi suy nhược vật vã
+ Mất nước do nôn, đi ngoài.
Các biến chứng về mắt:
- Liệt cơ vận nhãn 1 hoặc 2 bên do bệnh lý của cơ hoặc do đè ép vào thần kinh III hoặc IV.
- Lồi mắt ác tính: đó là lồi mắt rất nặng, tiến triển nhanh làm bệnh nhân nhận thức mắt; có cảm giác hạt cát trong mắt, chảy nước mắt, cương tụ kết mạc, nhắm mắt không kín; có thể loét giác mạc, nhiễm khuẩn, phù nề nặng mi mắt, phù màng tiếp hợp; tổn thương thần kinh thị dẫn đến mù lòa.
3. Bị cường giáp có mang thai được không ?
Tuyến giáp sản sinh những hormone thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Từ đó, các bệnh lý ở tuyến giáp có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của bệnh nhân trước, trong và sau khi mang thai. Cường giáp gây dư thừa nồng độ hormone giáp trong cơ thể, ảnh hưởng tới cách sử dụng năng lượng của cơ thể, dẫn tới triệu chứng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
Theo khảo sát, có khoảng 2,3% phụ nữ có vấn đề về sinh sản mắc bệnh cường giáp. Tỷ lệ bệnh chiếm trung bình khoảng 1,5% dân số.
Tuy nhiên, nếu điều trị bệnh cường giáp kịp thời, đúng cách, cơ hội làm mẹ của phụ nữ vẫn rất cao. Vậy bị cường giáp mang thai được không? Phụ nữ độ tuổi sinh sản sau khi được điều trị ổn định cường giáp, dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa nội tiết vẫn có thể có thai và sinh sản bình thường.
Trong trường hợp điều trị cường giáp chưa khỏi mà mang thai thì người phụ nữ có thể phải đối diện với một số nguy cơ như sảy thai, sinh non hoặc thai chết trước khi sinh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc bệnh cường giáp còn dễ xuất hiện những cơn nhiễm độc giáp kịch phát.
Nếu đã mang thai thì trong giai đoạn này không được dùng thuốc kháng giáp tổng hợp và điều trị bằng iode phóng xạ để tránh gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Nếu lỡ mang thai khi chưa điều trị bệnh ổn định thì có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ gần hoàn toàn tuyến giáp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là nửa đầu thai kỳ để tránh sảy thai sau mổ.