Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa bầu được không?
11:59 - 15/11/2023 Lượt xem: 370 Tác giả: Thu Hoàng
Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm mà không bà mẹ mang thai nào mong muốn nhưng lại có thể xảy đến với bất kỳ phụ nữ nào. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 10% đến 20% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.
1. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Ảnh hưởng đến thai:
- Tăng trưởng quá mức và thai to: Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.
- Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ thai to, đa ối, từ đó dẫn tới chuyển dạ sớm và sinh non. Trẻ sinh non tăng nguy cơ các biến chứng sinh non: suy hô hấp, viêm ruột hoại tử, vàng da sau sinh,..
- Hạ đường huyết sau sinh ở trẻ: Đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường khi mang thai sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời. Không chỉ vậy, những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng còn có thể gây co giật cho bé.
- Dị tật bẩm sinh.
- Tử vong ngay sau sinh.
- Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.
- Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.
- Thai chết lưu: Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.
Ảnh hưởng đến mẹ:
Trong khi đó, đối với thai phụ bị đái tháo đường trong thai kỳ, các biến chứng sức khỏe có thể xảy ra là:
- Tăng huyết áp khi mang thai và tiền sản giật: Đây là hai biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
- Sinh mổ: Vì em bé quá to không thể sinh thường, nên nhiều khả năng bạn sẽ phải sinh mổ nếu bị tiểu đường thai kỳ.
- Tăng nguy cơ sinh non.
- Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên
- Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Mắc bệnh đái tháo đường trong tương lai: Bạn có nguy cơ gặp lại tình trạng này trong lần mang thai tiếp theo. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 khi về già.
2. Bị tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa bầu?
Sau khi làm xét nghiệm nếu bị tiểu đường thai kỳ, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng ít đường, nhiều trái cây và rau xanh.
Nếu muốn sử dụng sữa bầu: mẹ cần kiểm tra mức độ tiểu đường của mình, không nên tùy tiện chọn lựa sữa bầu vì có thể làm tăng đường huyết, làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Các loại sữa dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là các loại sữa không làm tăng đường huyết quá mức, đó là sữa không đường và hàm lượng carbohydrat thấp.
Khi chọn mua sữa, nên tham khảo hàm lượng carbohydrat và chất béo trên nhãn, nếu hàm lượng này thấp (100ml có 3,1 gram carbohydrat) thì có thể dùng được.
3. Một số loại sữa dành cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ
Sữa đậu nành
Một ly sữa đậu nành sẽ cung cấp khoảng 131 calo, 10 g đường và 0,5 g chất béo bão hòa, sữa đậu nành có tác dụng cải thiện huyết áp ở bệnh nhân mắc đái tháo đường. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng sữa đậu nành.
Ngoài ra, chất xơ trong sữa đậu nành giúp kiểm soát đường huyết thai kỳ, giảm táo bón. Canxi trong sữa đậu nành giúp hạn chế tình trạng loãng xương, giảm nguy cơ sinh non.
Lưu ý không nên uống quá 500ml sữa đậu nành/ngày vì có thể gây đầy hơi, khó tiêu và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khác.
Sữa không đường, ít béo
Không chọn mua các loại sữa chứa nhiều chất béo bão hòa mà thay vào đó nên sử dụng các loại sữa tách kem.
Các loại sữa dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ hiện nay khá đa dạng, tuy nhiên mẹ phải biết chọn loại phù hợp với thể trạng và bệnh lý của mình. Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần phối hợp với một chế độ dinh dưỡng phù hợp, cùng với việc vận động cơ thể hợp lý sẽ giúp cho bệnh tiểu đường thai kỳ ngày càng cải thiện hơn.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.