Biến chứng nguy hiểm của thoát vị hoành
09:03 - 26/03/2020 Lượt xem: 943
Thoát vị hoành là một bệnh lý bẩm sinh vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm như tràn khí màng phổi, xẹp phổi…trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ do suy hô […]
Thoát vị hoành là một bệnh lý bẩm sinh vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm như tràn khí màng phổi, xẹp phổi…trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ do suy hô hấp.
1. Thoát vị cơ hoành có phát hiện được trong quá trình siêu âm thai không ?
Trong giai đoạn bào thai, trẻ vẫn có thể được phát hiện thoát vị hoành thông qua siêu âm bào thai phát hiện hình ảnh đa ối, các tạng xuất hiện trong ngực, hiếm khi thấy được lỗ thoát vị.
Hiện nay với kĩ thuật siêu âm được nâng cao, cùng hệ thống máy móc phát triển; ngày càng có nhiều trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh được chẩn đoán trong thời kỳ bào thai.
2. Các dị tật đi kèm
- Tim 20%
- Hệ thần kinh trung ương 30%
- Cột sống, thận, mặt, tiêu hóa
- Dị dạng NST: T18, 21,13, T22 bán phần
- Nhiều dị dạng: HC Fryns
- RCIU: 50-80%
3. Chẩn đoán trước sinh thoát vị hoành
Việc chẩn đoán trước sinh dựa vào:
- Thường gặp mẹ đa ối.
- Hình ảnh siêu âm thai điển hình là quan sát thấy các tạng ổ bụng trong lồng ngực như dạ dày, các quai ruột, hay gan. Thường là ngực trái.
- Hình ảnh đẩy của tim và trung thất
- Rất khó quan sát thấy tổn thương của cơ hoành
- Sau khi thai nhi được chẩn đoán là thoát vị hoành bẩm sinh, cần tiếp tục tìm kiếm các dị tật bẩm sinh khác kèm theo.
- Ngoài ra, cần làm thêm phân tích nước ối để nhận dạng các bất thường về nhiễm sắc thể.
4. Biến chứng của thoát vị hoành
- Tràn khí màng phổi, xẹp phổi là biến chứng quan trong nhất ở bệnh nhi, cần cố gắng giảm chấn thương áp lực bằng cách giảm thông khí phút, giảm áp lực đường thở và tránh dẫn lưu màng phổi sau mổ.
- Biến chứng nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết ít gặp.
- Thoát vị hoành tái phát gặp trong 5-20% các trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh đều được điều trị phẫu thuật nói chung, và 40-50% cho các trường hợp sử dụng mảng ghép nhân tạo theo dõi trong 3 năm đầu.
5. Những điều mẹ bầu cần lưu ý
Để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu cần:
- Siêu âm và khám thai định kỳ giúp tầm soát, phát hiện sớm các dị tật (nếu có).
- Thưc hiện đầy đủ các xét nghiệm sản khoa trong quá trình mang thai.
- Có lối sống lành mạnh không sử dụng rượu, bia, cafe và các chất kích thích trong quá trình mang thai.
- Có chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý: Ăn, ngủ đúng giờ kết hợp tập thể dục, yoga nhẹ nhàng giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Việc phát hiện thoát vị cơ hoành ở thời điểm trước sinh là rất quan trọng, nó liên quan đến vấn đề “sống còn” của đứa trẻ khi ra đời. Vì nếu thoát vị cơ hoành không được phát hiện và sử lý kịp thời thì sự chèn ép của các tạng gây suy hô hấp. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong nhanh chóng đối với những đứa trẻ không may bị thoát vị cơ hoành.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu âm chẩn đoán hình ảnh, giúp phát hiện sớm các dị tật thai nhi, từ đó đưa ra những phương hướng và lời khuyên hữu ích nhất cho mẹ bầu
Để đặt lịch khám nhanh chóng và thuận tiện, mẹ bầu có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN
hoặc Zalo: 0342318318, Facebook: https://www.facebook.com/san43nguyenkhang.vn