googleb578e89369db4e48.html

Biến chứng teo thực quản bẩm sinh và tiên lượng sau phẫu thuật

09:23 - 22/03/2020 Lượt xem: 1218

Teo hẹp thực quản là một bệnh lý hiếm gặp có thể tử vong cho bé sau sinh. Chẩn đoán sớm có thể giúp bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhi sơ sinh có kế hoạch điều trị phù hợp tránh được những biến chứng nguy hiểm cho bé sau sinh. Chẩn đoán sớm […]

Teo hẹp thực quản là một bệnh lý hiếm gặp có thể tử vong cho bé sau sinh. Chẩn đoán sớm có thể giúp bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhi sơ sinh có kế hoạch điều trị phù hợp tránh được những biến chứng nguy hiểm cho bé sau sinh.
Chẩn đoán sớm teo hẹp thực quản giúp loại trừ các bất thường nhiễm sắc thể và rối loạn di truyền kèm theo.

1. Các bất thường kèm theo bệnh lý teo thực quản.

      • Bất thường nhiễm sắc thể: Trisome 18 gặp trong 20% các trường hợp, Trisome 21 gặp trong 1% các trường hợp.
      • Những bất thường khác chủ yếu là tim thì gặp trong 50 % trường hợp.
      • Teo hẹp thực quản là một phần của hợp chứng VACTERL ( Dị tật cột sống, thông liên thất, hẹp trực tràng, dò khí quản thực quản, bất thường thận, thiểu sản xương quay, dây rốn một động mạch ).
      • Mẹ bị bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ bệnh.

2. Dấu hiệu siêu âm thai liên quan bệnh teo thực quản

Thực quản có thể được quan sát thấy trên siêu âm ở tam ca nguyệt thứ 2 và 3 ở mặt cắt qua cổ, qua đoạn ngực trên mặt cắt sagittal. Dưới đây là một số dấu hiệu siêu âm gợi ý bất thường thực quản:

      • Dạ dày nhỏ hoặc không thấy dạ dày trên siêu âm kèm theo đa ối ở thai nhi trên 25 tuần.
      • Trong giai đoạn tiền sản chỉ có thể nghi ngờ teo hẹp thực quản ở hai type A, B. Còn 3 type còn lại thường khó chẩn đoán trước sanh vì bóng dạ dày có thể bình thường.
      • Có thể kèm theo chậm tăng trưởng trong tử cung gặp trong khoảng 40 % thai nhi mắc bệnh.
      • “Pouch sign“ là dấu hiệu túi phình thực quản khi thai nhi nuốt.
      • Đôi khi phải kết hợp với MRI thai để chẩn đoán khi có dấu hiệu “Pouch sign“, dạ dày nhỏ kèm theo đa ối.
biến chứng teo thực quản bẩm sinh và tiên lượng sau phẫu thuật
Không thấy dạ dày trên hai mặt cắt axial và sagittal.

3. Biến chứng và điều trị bệnh teo thực quản

– Biến chứng sớm của teo thực quản:

      • Thông khí kém gây xẹp phổi, điều trị bằng thở máy.
      • Viêm phổi: điều trị bằng kháng sinh.
      • Rò miệng nối ( 10-20%):

+ Biểu hiện: dịch dẫn lưu màng phổi màu vàng, xanh hoặc sữa.

+ Xử trí: nhịn ăn, thông dạ dày, dẫn lưu màng phổi, kháng sinh.

      • Xì chỗ khâu đường rò khí – thực quản:

+ Biểu hiện: dẫn lưu màng phổi ra khí.

+ Xử trí: phẫu thuật.

– Biễn chứng muộn của teo thực quản:

      • Hẹp miệng nối (17-59%): trẻ bị nôn khi bú, chậm lên cân. Chẩn đoán dựa vào X-quang thực quản cản quang và nội soi thực quản. Xử trí nong thực quản.
      • Trào ngược dạ dày thực quản (39-72%): thường gặp, điều trị với Motilium hoặc primperan uống và thuốc kháng tiết axit dạ dày.
      • Rò khí thực quản tái phát (3-15%): ít gặp.

+ Biểu hiện: Viêm phổi liên tục, ho, sặc khi bú.

+ Chẩn đoán: soi thực quản, chụp thực quản cản quang.

+ Điều trị: phẫu thuật.

      • Mềm sụn khí quản (20%): điều trị cần thiết trong trường hợp nặng với phẫu thuật cố định mạch chủ (aortopexy).

Teo thực quản biến chứng gây viêm phổi ở trẻ

– Tiên lượng:

Dựa vào cân nặng và dị tật tim chia làm 3 nhóm:

      • Nhóm I, cân nặng lúc sinh > 1500g và không có dị tật tim, thì tỉ lệ sống sót 97%.
      • Nhóm II, cân nặng lúc sinh < 1500g và không có dị tật tim nặng, thì tỉ lệ sống 59%.
      • Nhóm III, cân nặng lúc sinh < 1500g và có dị tật tim nặng, thì tỉ lệ sống sót 22%.

Việc khám thai định kỳ phát hiện sớm thai nhi bị dị tật bẩm sinh ngay trong thai kỳ có nghĩa rất lớn trong công tác điều trị bệnh. Việc điều trị sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng trẻ. Phẫu thuật sớm sẽ tránh các nguy cơ biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực siêu âm chẩn đoán hình ảnh, giúp phát hiện sớm các dị tật  thai nhi, từ đó đưa ra những phương hướng và lời khuyên hữu ích nhất cho mẹ bầu. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, bạn hãy liên hệ với phòng khám qua Zalo: 0342.318.318 hoặc đặt lịch khám bác sĩ qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết