googleb578e89369db4e48.html

Biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh

16:05 - 25/09/2022 Lượt xem: 810 Tác giả: Kim Ngân

Biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh là một BPTT tạm thời dựa vào việc cho bú mẹ hoàn toàn sau sinh khi chưa có kinh trở lại và con dưới 6 tháng tuổi. Ưu nhược điểm của biện pháp tránh thai này là gì? Các mẹ hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu nhé!

Biện pháp tránh thai cho con bú vô kinh

1. Cho con bú vô kinh là gì? 

Phương pháp cho con bú vô kinh (LAM) là một loại kiểm soát sinh sản. Nó hoạt động dựa vào các hormone mà cơ thể mẹ tạo ra khi cho con bú. Nếu mẹ tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn áp dụng, phương pháp vô kinh sẽ có thể có hiệu quả ngừa thai. 98% trong vòng 6 tháng đầu sau sinh. 

Cho con bú vô kinh là một trong các phương pháp ngừa thai được chấp nhận và đã được chứng minh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Khi tuân theo chính xác, nó sẽ có hiệu quả tương đương với các phương pháp khác. Đồng thời, đây là phương pháp dễ thực hiện, không gây tốn kém. Tuy nhiên, rủi ro mang thai khi áp dụng phương pháp này cũng cao hơn nếu không làm đúng cách.

2. Ưu điểm của biện pháp tránh thai

- Miễn phí, đơn giản và dễ thực hiện.

- Thực hiện được ngay sau sinh.

- Không ảnh hưởng đến hormone của cơ thể mẹ và không có tác dụng phụ.

- Có hiệu quả giảm tình trạng ra máu sau khi sinh.

- Không cần sự cho phép của bác sĩ hay giám sát y tế.

- Cung cấp dinh dưỡng và kháng thể giúp bé phát triển khỏe mạnh.

3. Nhược điểm

  • Những hạn chế của phương pháp vô kinh khi cho con bú cần kể đến là:
  • Không có hiệu quả cao và những ai dễ thụ thai thì không nên áp dụng.
  • Không bảo vệ hai vợ chồng khỏi những căn bệnh lây qua đường tình dục.
  • Vất vả vì phải thường xuyên cho con bú mà không dựa trên một nguồn dinh dưỡng nào khác ngoài sữa mẹ.
  • Chỉ có hiệu quả trong vòng 6 tháng đầu sau khi sinh con.

4. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp vô kinh cho con bú trong những trường hợp sau:

-  Mẹ đang sử dụng những loại thuốc chống chỉ định cho con bú như: các loại thuốc chống đông, chống chuyển hóa, bromocriptin, corticosteroid liều cao, cyclosporin, ergotamin, lithium, thuốc trầm cảm và thuốc có đồng vị phóng xạ.

- Những tình trạng của bé ảnh hưởng đến việc cho bú như: bé có dị tật vùng miệng, hầu - họng, bé non tháng hoặc nhỏ so với tuổi thai cần chăm sóc đặc biệt, bé bị một số tình trạng rối loạn chuyển hóa.

5. Những trường hợp cần chuyển sang phương pháp khác:

  • Khi có kinh nguyệt trở lại.
  • Khi đã có con hơn 6 tháng tuổi.
  • Không cho con bú mẹ hoàn toàn mà bổ sung dưỡng chất từ nguồn dinh dưỡng khác.
  • Sử dụng các loại thuốc trong thời gian cho con bú.
  • Bà mẹ phát hiện các loại bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan A hay viêm gan B

Nhìn chung phương pháp cho con bú vô kinh là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng và không tốn kém. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng cách thì có thể dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài ý muốn đối với phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, các mẹ sau sinh cần cân nhắc biện pháp tránh thai khác phù hợp và hiệu quả hơn ở những thời gian sau.

Để đặt lịch khám sau sinh và tìm hiểu về các biện pháp tránh thai tại phòng khám. Mẹ có thể để lại thông tin TẠI ĐÂY, để phòng khám liên hệ hướng dẫn nhé!

 

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục