googleb578e89369db4e48.html

Bỏng ở trẻ em và cách xử trí

11:46 - 04/04/2022 Lượt xem: 513 Tác giả: Kim Ngân

Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ em, da trẻ em có những đặc điểm khác người lớn, da mỏng hơn da người lớn, sức chịu nhiệt kém nên mức độ bỏng nặng, sâu hơn người lớn, thậm chí gây tổn thương tận cơ, xương, mạch máu, thần kinh... Quá trình điều trị và hồi phục cho trẻ bị bỏng cũng chậm hơn so với người lớn. Xử trí sớm bỏng ở trẻ em giúp giảm thiểu những ảnh hưởng có thể xảy ra với trẻ

1. Bỏng là gì?

Bỏng là một chấn thương trên da hoặc mô do nhiệt gây ra. Xảy ra khi một số hoặc tất cả các tế bào trong da hoặc các mô khác bị phá hủy bởi chất lỏng nóng, chất rắn nóng hoặc ngọn lửa, thương tích từ bức xạ, phóng xạ, điện, ma sát hoặc tiếp xúc với hóa chất cũng được coi là bỏng.

2. Nguyên nhân gây bỏng

Bỏng ở trẻ em và cách xử trí

Bỏng nhiệt: Thường gặp nhất (84 – 93 %).

  • Nhiệt khô: Lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy…
  • Nhiệt ướt: Nước sôi, thức ăn nóng, dầu mỡ sôi…

Bỏng điện: Bỏng điện thường không được nhận biết ngay lập tức vì tổn thương bên ngoài không đáng kể mặc dù có thể gây phá hủy mô sâu. Bỏng điện có xu hướng đi theo đường đi của mạch máu. Vì vậy có thể xuất hiện khối cũng như các tổn thương cơ, thần kinh, xương.

Bỏng hóa chất: Thường do các chất rửa trong nhà. Bỏng kiềm thường nặng nề hơn bỏng acid nhiều lần.

Bỏng bức xạ: Hồng ngoại, laser….

3. Phân loại bỏng ở trẻ em

Có nhiều cách phân loại khác nhau dựa vào lâm sàng, biến đổi giải phẫu bệnh và diễn biến tại chỗ.

Vết thương bỏng được chia thành 04 cấp độ:

Bỏng độ I:

Đây là loại bỏng nhẹ nhất, chỉ có lớp da bên ngoài bị tổn thương.

Các triệu chứng của trẻ khi bị bỏng cấp độ 1 bao gồm:

  • Tại vị trí bị bỏng, da đỏ và đôi khi bị sưng nhẹ.
  • Vết bỏng có thể trông giống như một vết cháy nắng và nó có thể trắng lên khi chạm nhẹ, nhưng nó không phát triển thành mụn nước.
  • Lớp da trên cùng có thể bong ra trong một hoặc hai ngày.
  • Vết thương thường lành sau vài ngày.

Bỏng độ II:

Tổn thương sâu hơn bỏng loại một, dẫn đến phồng rộp và sưng tấy.

Triệu chứng của trẻ khi bị bỏng cấp độ 2 bao gồm:

  • Bỏng độ 2 còn được gọi là bỏng dày một phần. Trẻ thường rất đau khi bỏng độ 2.
  • Da có thể trắng hơn khi chạm vào và các mụn nước có thể chảy ra chất lỏng trong suốt.

Vết thương bỏng độ 2 thường mất vài tuần hoặc hơn để lành trở lại, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Vùng bị bỏng có thể vĩnh viễn trở nên sẫm màu hơn hoặc có màu nhạt hơn nhưng không hình thành sẹo.

Bỏng độ III:

Bỏng da dày một phần sâu, vết bỏng lan sâu hơn vào da, gây đau đớn khi ấn sâu.

Các triệu chứng của trẻ khi bị bỏng độ 3 bao gồm:

  • Vùng da bỏng có thể có màu trắng hoặc cháy đen.
  • Ban đầu trẻ có thể ít đau hơn do các dây thần kinh đã bị tổn thương.
  • Da có thể bị sần sùi.

Hầu hết vết bỏng độ 3 đều hình thành mụn nước và không chuyển sang màu trắng khi ấn.

Vết bỏng độ 3 thường phải mất hơn 21 ngày để chữa lành và thường hình thành sẹo, có thể nghiêm trọng hơn.

Vết bỏng phồng rộp ngay lập tức là vết bỏng độ 3. Vết phồng rộp tồn tại trong vài tuần cũng được coi là vết bỏng độ 3.

Bỏng độ IV:

Bỏng độ 4 hay còn gọi là bỏng toàn bộ độ dày da, tổn thương sâu qua tất cả các lớp của da, phá hủy hoàn toàn da.

Các triệu chứng của trẻ khi bị bỏng độ 4 bao gồm:

  • Vùng bị bỏng thường không đau, có màu trắng như sáp đến xám da hoặc màu đen than.
  • Da khô và không bị thâm khi chạm vào.

Mức độ phục hồi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Hầu hết vết thương đều cần được điều trị bằng ghép da.

4. Cần xử trí như nào khi trẻ bị bỏng

Bỏng ở trẻ em và cách xử trí

Thực hiện sơ cứu đúng cách khi có tai nạn bỏng xảy ra sẽ giúp hạn chế được những rủi ro đáng tiếc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Xử trí tại chỗ:

  • Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng (dập lửa, ngắt điện…).
  • Xác định mức độ, diện tích bỏng. Loại bỏ quần áo để lọ vùng bỏng, rửa vết bỏng bằng nước sạch chảy trong 05 phút tránh nước đá, nhiễm bẩn và không làm tuột da.
  • Không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng. Giữ vết bỏng sạch, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn để giảm đau tại chỗ.
  • Nếu là trẻ nhỏ thì cho bú, trẻ lớn hơn thì cho uống nước nhiều, nước muối đường hoặc dung dịch Oresol để phòng sốc bỏng. Theo dõi trẻ, không được để thức ăn ùn tắc họng trẻ. Phải bế đầu cao, nghiêng về một bên, tránh thức ăn trào ngược vào khí quản.
  • Nếu bỏng mức độ vừa hoặc có rối loạn chức năng sống phải vào viện,tiếp tục bù nước đường uống, giám sát thở,mạch.

5. Nên phòng tránh tai nạn bỏng cho trẻ

Trẻ thường hiếu động, thích tò mò, nhưng chưa hiểu hết về sự nguy hiểm.Bố mẹ, người trông trẻ cần thường xuyên để mắt đến trẻ.

  • Không để dụng cụ đựng nước nóng trong tầm tay với của trẻ em như nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống xả xe máy…
  • Khi bưng bê nước nóng, thức ăn mới nấu... cần tránh xa trẻ để trẻ không va đụng.
  • Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống. Nhiệt độ nước dùng để tắm rửa cũng phải cần kiểm tra cẩn thận.
  • Luôn luôn cất giữ các chất dễ gây cháy bỏng vào tủ có khóa hoặc để ở những nơi ngoài tầm tay với của trẻ em.
  • Không được để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm quẹt, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp lửa đang đun nấu, cồn, xăng, hóa chất...
  • Không nên để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh, luôn luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm rửa.
  • Trong việc chăm sóc, phải luôn trông chừng trẻ đúng cách, cần thường xuyên để ý đến trẻ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
  • Khi chăm sóc trẻ nhỏ, không được vừa bồng bế trẻ vừa ăn các thức ăn, đồ uống nóng hoặc bưng bê các loại thức ăn, đồ uống nóng.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục