googleb578e89369db4e48.html

Buồng trứng đa nang có sinh con được không?

08:54 - 23/10/2020 Lượt xem: 386

Nếu phát hiện bệnh sớm và có phác đồ điều trị phù hợp, nhiều phụ nữ bị buồng trứng đa nang vẫn có thể sinh con bình thường. Nhưng nếu không điều trị, bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản.  1. Buồng trứng đa nang là gì? Buồng trứng đa nang là một […]

Nếu phát hiện bệnh sớm và có phác đồ điều trị phù hợp, nhiều phụ nữ bị buồng trứng đa nang vẫn có thể sinh con bình thường. Nhưng nếu không điều trị, bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản. 

1. Buồng trứng đa nang là gì?

Buồng trứng đa nang là một hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng Hormone. Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang có sự gia tăng bất thường về nồng độ Androgen (hormone nam giới) trong cơ thể nữ, những chất này sẽ gây gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn từ đó buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang < 10mm thấy trên hình ảnh siêu âm buồng trứng) do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng. Khi phụ nữ bị hội chứng này, buồng trứng sẽ có một lớp vỏ dày khiến cho nang trứng không thể phát triển nên hàng tháng trứng không phá được lớp vỏ đó, hiện tượng phóng noãn không xảy ra dẫn tới không có khả năng thụ thai.

buồng trứng đa nang

2. Bị buồng trứng đa nang có con được không?

Bạn không nên quá lo lắng bởi buồng trứng đa nang cũng là một căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, do đó bạn vẫn có khả năng mang thai một cách tự nhiên. Thực tế nhiều nghiên cứu đã cho thấy không phải trường hợp nào mắc buồng trứng đa nang cũng không thể mang thai, vẫn có những trường hợp mang thai được nếu được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của bạn đã lâu thì nguy cơ hiếm muộn, vô sinh càng cao.

Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ như sau: 

      • Giảm khả năng thụ tinh –> Khó có con: Do trứng không được rụng và phóng noãn một cách bình thường nên khả năng thụ tinh rất thấp.
      • Nguy cơ sảy thai và sinh non cao: Do các nang trứng hình thành với số lượng lớn và gây xoắn buồng trứng, chèn ép và gây áp lực lên thai khiến thai bị bong ra khỏi tử cung và có thể bị đẩy ra ngoài.
      • Tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung: Buồng trứng đa nang còn là tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Với sự phát triển của y học ngày nay, những người bị buồng trứng đa nang đã được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau để phù hợp với nhu cầu từng người. Điều trị BTĐN thường nhằm mục đích điều hòa kinh nguyệt và điều trị để mang thai.

3. Điều trị 

"Thụ

        • Điều chỉnh thói quen lối sống và giảm cân hiệu quả: 

Hãy thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít tinh bột đường, giàu đạm thực vật; nhiều vitamin,  sắt từ thực vật và tập thể dục thường xuyên; hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng lo âu…

        • Kiểm tra sức khỏe định kỳ:

Giúp phát hiện và hạn chế nguy cơ các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp…

        • Sử dụng thuốc để kích thích rụng trứng. 

Nếu đang cố gắng để có thai, có thể cần một loại thuốc để kích thích rụng trứng. Có rất nhiều loại thuốc khác nhau từ đường uống đến đường tiêm. Bác sĩ sẽ xem xét từng trường hợp bệnh nhân để có chỉ định loại thuốc nào phù hợp với bạn.

        • Phẫu thuật.

Phẫu thuật nội soi buồng trứng là một trong những lựa chọn điều trị đa nang buồng trứng. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bằng mở ổ bụng để tạo ra các lỗ nhỏ trong buồng trứng (phẫu thuật đốt điểm buồng trứng) làm giảm mức độ kích tố nam và tăng cường sự rụng trứng. Tác động của phương pháp này chỉ mang tính tạm thời nhưng khoảng 50% phụ nữ mang thai trong vòng một năm kể từ khi phẫu thuật.

        • Thụ tinh trong ống nghiệm:

Nếu không còn phương pháp điều trị nào phù hợp với bạn thì thụ tinh trong ống nghiệm được xem là phương pháp tối ưu. Để thực hiện phương pháp này, trước tiên bác sĩ sẽ lấy trứng và tinh trùng để tiến hành quy trình thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Sau đó, phôi được đưa vào tử cung của người phụ nữ để phôi có thể phát triển thành thai nhi. Tỷ lệ mang thai phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng sinh sản của chị em.

 

Bài viết liên quan

Vô sinh thứ phát: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Đặt vòng vẫn có thai - Nguyên nhân do đâu?
Tháo vòng tránh thai và những điều cần biết
Sau sảy thai - Những điều nên và không nên
Quy trình tháo que cấy tránh thai và những điều cần lưu ý