googleb578e89369db4e48.html

CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA DỊ ỨNG THUỐC (Phần 2)

16:32 - 06/08/2021 Lượt xem: 694 Tác giả: Kim Ngân

Viêm da dị ứng do tiếp xúc: Có rất nhiều loại thuốc khác nhau gây viêm da dị ứng do tiếp xúc như các thuốc dùng ngoài da: các loại mỡ sulfamid, neomycin, các thuốc sát khuẩn, penicilin, ampicilin, streptomycin, aminazin, các thuốc kháng histamin tổng hợp v.v...

Các biểu hiện lâm sàng của dị ứng thuốc có rất nhiều trường hợp khác nhau. Sau đây bạn hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tiếp tục tìm hiểu nhé!

  1. Viêm da dị ứng do tiếp xúc

Có rất nhiều loại thuốc khác nhau gây viêm da dị ứng do tiếp xúc như các thuốc dùng ngoài da: các loại mỡ sulfamid, neomycin, các thuốc sát khuẩn, penicilin, ampicilin, streptomycin, aminazin, các thuốc kháng histamin tổng hợp v.v...

Tổn thương cơ bản của viêm da dị ứng là các mụn nước, kèm theo ngứa và tiến triển theo nhiều giai đoạn. Thời gian mẫn cảm tiềm tàng ít nhất là 5 ngày giữa lần tiếp xúc đầu và lần tiếp xúc thứ hai với dị nguyên. Vùng tổn thương chính là chỗ dị nguyên tiếp xúc với biểu hiện: ngứa, đỏ da, sưng nề, mưng mọng và cứng.

Dùng đường uống, tiêm cũng có thể gây viêm da dị ứng do tiếp xúc.

Người ta chia bệnh này làm 3 loại: viêm da do nghề nghiệp, viêm da do sử dụng thuốc trong điều trị (kể cả người bệnh và nhân viên y tế) và viêm da do dùng mỹ phẩm.

Việc ngừng tiếp xúc với các thuốc gây viêm da dị ứng tiếp xúc có thể dẫn đến sự giảm bớt triệu chứng bệnh sau 2- 3 ngày.

  1. Hội chứng Stevens - Johnson (Stevens - Johnson syndrome)

(còn gọi là hội chứng viêm loét cấp tính da và niêm mạc do thuốc)

Hội chứng này được một số tác giả xếp vào những thể đặc biệt của hồng ban đa dạng.

Các thuốc có thể gây hội chứng Stevens - Johnson là kháng sinh: penicilin, Anycin, tetracyclin, gentamicin, cloramphenicol, các thuốc chống viêm không steroid (Paracetamol, analgin...), các thuốc chống sốt rét, các thuốc sát khuẩn, các vitamin, thuốc chống lao, thuốc chống co giật... Sau khi dùng thuốc vài giờ đến một hai tuần, người bệnh sốt cao, mệt mỏi ngứa khắp người, nổi ban đỏ và bọng nước trên da, viêm loét các hốc tự nhiên (miệng, mắt, mũi, tai, họng, hậu môn, sinh dục), có thể tốn n thân, thể nặng dễ gây tử vong.

  1. Hội chứng Lyell

Dị ứng thuốc phần 2 - Phòng khám 43 Nguyễn Khang

Hội chứng Lyell còn gọi là hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc (Toxic Epidermal Necrolysis Syndrome), là tình trạng nhiễm độc da dị ứng nghiêm trọng nhất.

Các thuốc gây ra hội chứng này là penicilin, ampicilin, streptomycin, tetracyclin, erythromycin,các barbituric, carbamazepin, acid acetylsalicylic, allopurinol, paracetamol, ciprofloxacin, cotrimoxazol...

Bệnh xuất hiện từ một vài giờ đến một hai tuần sau khi dùng thuốc. Người bệnh mệt mỏi rã rời, sốt rất cao, rét run, bàng hoàng, mất ngủ, ngứa khắp người, trên da xuất hiện rất nhiều mảng đỏ, có khi có những ban xuất huyết, một vài ngày sau, lớp thượng bì tách khỏi da, khẽ động vào là tuột từng mảng (Dấu hiệu Nikolski dương tính). Cùng với viêm loét các hốc tự nhiên là viêm phổi, gan thận... Người bệnh trong tình trạng nhiễm độc nặng, nhanh dẫn đến tử vong.

  1. Đỏ da toàn thân

Đỏ da toàn thân là hội chứng gồm có viêm đỏ da toàn thân hay đỏ da trên diện rộng, đồng thời có bong vẩy. Triệu chứng đỏ da là quan trọng nhất. Các thuốc có thể gây đỏ da toàn toàn thân như: penicilin, ampicilin, streptomycin, cloramphenicol, các sulfamid, tetracyclin, các thuốc chống sốt rét ...

Bệnh xuất hiện 2 - 3 ngày, trung bình 6 - 7n thuốc. Người bệnh sốt cao, ngứa khắp người nổi ban đỏ và tiến triển nhanh chóng thành đỏ da toàn thân đồng thời da bong vảy, có khi vẫy như phấn thành từng mảng. Kẽ tay, kẽ chân, có thể bị nứt và chảy nước vàng, đôi khi bội nhiễm có mủ.

  1. Hồng ban nút

Thuốc có thể gây ra hồng ban nút là các kháng sinh: penicilin, ampicillin, streptomycin, đặc biệt là các sulfonamid, bromid...

Bệnh thường bắt đầu 2- 3 ngày sau khi dùng thuốc, người bệnh có sốt, đau mình mẩy và xuất hiện nhiều nút to bằng quả táo nhỏ nổi lên trên mặt da, nhan, đỏ, ấn đau, vị trí ở giữa trung bì và hạ bì. Các nút thường có ở tứ chi, đôi khi xuất hiện trên mình và ở mặt, màu sắc của nút dần chuyển màu từ đó đến tím, xanh… như một bướu máu theo tiến triển của bệnh.

  1. Hồng ban nhiễm sắc cố định

Thuốc có thể gây ra hồng ban nhiễm sắc cố định là các kháng sinh nhóm macrolid tetracyclin, aspirin, phenolphtalein, các barbituric, phenylbutazon...

Bệnh thường bắt đầu vài giờ hoặc một vài ngày sau khi dùng thuốc. Người bệnh sốt nhẹ, mệt mỏi và trên da xuất hiện một hoặc nhiều ban màu sâm, thường là hình tròn, đường kính một vài cm. Các ban này có thể ở tứ chi, trên người, ở môi và sẽ xuất hiện chính vị trí đó nếu những lần sau lại dùng những thuốc trên.

  1. Hồng ban đa dạng

Dị ứng thuốc - Phòng khám 43 Nguyễn Khang

Hồng ban đa dạng là hội chứng có ban đỏ, sẩn, mụn nước và bọng nước, tiến triển cấp tính.

Các thuốc có thể gây hồng ban đa dạng là : các sulfamid, asen, antypyrin, belladon, thủy ngân, quinin, acid salicylic, phenolbarbital, butazolidin, hydantoin, tetracyclin.

Bệnh bắt đầu một vài ngày sau khi dùng thuốc, người bệnh sốt nhẹ và mệt mỏi , đau khớp và xuất hiện ban, sẩn, đôi khi có mụn nước và bọng nước trên da nếu là "thể hoàn toàn trên da”. Nếu người bệnh sốt rất cao, rét run, đau lưng, viêm họng, đau khớp, mệt mỏi, rã rời sau hai ngày phát ban có bọng nước tập trung thành đám và lan ra toàn thân, niêm mạc miệng bao giờ cũng bị tổn thương đó là "thể cấp tính".

Xem thêm: CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA DỊ ỨNG THUỐC (Phần 1)

                 CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA DỊ ỨNG THUỐC (Phần 3)

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV