Các dấu hiệu của băng huyết sau sinh

09:19 - 20/12/2020 Lượt xem: 266

Sau sinh, tử cung thường co bóp và đẩy nhau thai ra ngoài. Khi nhau thai được lấy ra, sản phụ thường có những cơn co thắt giúp gây áp lực lên mạch máu để hạn chế chảy máu sau sinh. Tuy nhiên, nếu tử cung không co bóp đủ mạnh thì các mạch máu […]

Sau sinh, tử cung thường co bóp và đẩy nhau thai ra ngoài. Khi nhau thai được lấy ra, sản phụ thường có những cơn co thắt giúp gây áp lực lên mạch máu để hạn chế chảy máu sau sinh. Tuy nhiên, nếu tử cung không co bóp đủ mạnh thì các mạch máu này sẽ chảy máu tự do. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của băng huyết sau sinh.

1. Một số nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh

      • Cơ tử cung yếu do sinh nhiều lần, u xơ tử cung, tử cung bị dị dạng;
      • Tử cung căng giãn quá mức do đa thai, đa ối,…
      • Chuyển dạ kéo dài, nhiễm khuẩn ối;
      • Sót rau trong buồng tử cung;
      • Sản phụ suy nhược, thiếu máu, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén;
      • Tiền sử sảy thai, nạo hút thai nhiều lần;
      • Từng bị sót rau viêm niêm mạc tử cung;
      • Sau đẻ non, xử lý thai lưu, đẻ nhanh, đặc biệt ở tư thế đứng;
      • Dây rau ngắn, quấn cổ nhiều vòng;
      • Lấy rau không đúng quy cách;
      • Đỡ đẻ không đúng cách.

2. Yếu tố nguy cơ

băng huyết sau sinh

      • Chuyển dạ kéo dài hoặc quá nhanh;
      • Tăng co kéo dài
      • Tiền sản giật – sản giật;
      • Sản phụ có điều trị MgSO4 hoặc thuốc giảm co
      • Tử cung quá căng: thai to, đa thai, đa ối
      • Nhiễm trùng ối;
      • Tiền sử sản phụ đã bị băng huyết sau sinh hoặc có ra huyết trong thai kỳ này;
      • Thai lưu;
      • Mẹ bị béo phì (BMI>35);
      • Có tiền sử mổ trên cơ tử cung (như u xơ tử cung);
      • Bất thường về mô nhau: nhau tiền đạo, nhau cài răng lược…;

3. Các dấu hiệu của băng huyết sau sinh

Các dấu hiệu của băng huyết sau sinh thường và băng huyết sau sinh mổ có thể xảy ra bao gồm:

      • Chảy máu không kiểm soát: Chảy máu từ đường sinh dục ngay sau khi đẻ và sổ rau. Lượng máu chảy ra ngoài có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng. Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích, đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão;
      • Huyết áp giảm
      • Nhịp tim tăng, da xanh nhợt, khát nước
      • Chân tay lạnh, vã mồ hôi
      • Giảm số lượng hồng cầu;
      • Sưng và đau ở âm đạo và khu vực gần đó nếu chảy máu là do tụ máu;
      • Không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ.

4. Hướng xử lý đối với băng huyết sau sinh

Xử trí có thể khác nhau phụ thuộc bệnh nhân, nguyên nhân và các lựa chọn điều trị sẵn có. Nói chung, xử lý băng huyết sau sinh nên phối hợp nhiều phương pháp, liên quan đến việc duy trì sự ổn định huyết động đồng thời xác định và điều trị nguyên nhân gây mất máu.

Các lựa chọn điều trị cho băng huyết sau sinh vì đờ tử cung bao gồm sử dụng thuốc co hồi tử cung, bóng chèn tử cung, các thủ thuật phẫu thuật để kiểm soát chảy máu (thủ thuật B-Lynch), thắt động mạch chậu trong hoặc cuối cùng là cắt tử cung

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục
Tại sao sinh mổ không nên đặt vòng tránh thai?
Gợi ý thực đơn giảm cân sau sinh cho mẹ về dáng nhanh
Bí quyết lấy lại vóc dáng sau sinh thon gọn
Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?