Các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ

06:50 - 06/03/2020 Lượt xem: 388

Chuyển dạ là cột mốc đánh dấu kết thúc những tháng ngày “mang nặng” để chuẩn bị đến lúc phải “đẻ đau”. Đây sẽ là thời khắc chứa đựng rất nhiều băn khoăn và lo lắng. Bài viết này sẽ cung cấp một vài thông tin để giúp các mẹ tự tin hơn trên hành […]

Chuyển dạ là cột mốc đánh dấu kết thúc những tháng ngày “mang nặng” để chuẩn bị đến lúc phải “đẻ đau”. Đây sẽ là thời khắc chứa đựng rất nhiều băn khoăn và lo lắng. Bài viết này sẽ cung cấp một vài thông tin để giúp các mẹ tự tin hơn trên hành trình “vượt cạn” sắp tới.

1.Chuyển dạ (CD) là gì?

Chuyển dạ đẻ là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ.

Chuyển dạ sinh đủ tháng khi tuổi thai từ 38 (259 ngày) – 42 tuần (293 ngày),trung bình là 40 tuần (280 ngày) là ngày sinh dự kiến. Khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập khỏe mạnh ngoài tử cung.

Đẻ non tháng là tình trạng gián đoạn thai nghén khi thai có thể sống được. CD đẻ non xảy ra khi tuổi thai từ 28 tuần (196 ngày) đến 37 tuần.

Đẻ già tháng là hiện tượng CD xảy ra sau hai tuần lễ so với ngày dự kiến đẻ. Gọi là thai già tháng khi tuổi thai quá 42 tuần (300 ngày)

2.Tiền chuyển dạ là gì?

Tiền chuyển dạ là giai đoạn trước chuyển dạ thật sự, có thể kéo dài một vài tuần. Thai phụ có thể có các triệu chứng: tiểu nhiều lần, tăng dịch tiết âm đạo, bụng sụt, tử cung có các cơn co thưa – nhẹ – không đau rõ, đau các khớp vùng chậu…

3.Chuyển dạ giả

Vào vài tuần cuối của thai kỳ hầu hết các thai phụ đều cảm nhận được các cơn co tử cung nhẹ trước khi chuyển dạ thật sự. Các cơn co này được gọi là những cơn co Braxton Hicks hay CD giả

Không giống CD thật sựchuyển dạ giả có thể:

    • Dữ dội hoặc nhẹ, thường xuất hiện ở vùng phía trước bụng và vùng xương chậu
    • Xuất hiện đột ngột rồi biến mất, không liên tiếp, không tăng lên và cũng không mạnh lên theo thời gian.
    • Có thể giảm khi thay đổi tư thế.
    • Không làm cổ tử cung xóa mở.

4.Chuyển dạ thật sự

Các dấu hiệu nhận biết chuyển dạ

Chuyển dạ thật sự khi có 3 trong 5 tiêu chuẩn sau:

    • Đau bụng từng cơn tăng dần.
    • Ra dịch nhầy hồng âm đạo.
    • Có sự thay đổi ở ổ tử cung (cổ tử cung xóa và mở).
    • Đầu ối được thành lập.
    • Có sự tiến tiển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung.

Khi có các cơn đau bụng gò cứng, ra dịch nhầy âm đạo, ra nước loãng âm đạo… bạn nên nhập viện khám ngay vì đó là thời điểm cho thấy bạn sắp sinh.

5.Thời gian và các giai đoạn chuyển dạ

-Thời gian chuyển dạ

Thời gian CD ở thai phụ có con so lâu hơn con rạ.

    • Phụ nữ sinh con so trong khoảng 12 đến 18 giờ.
    • Các bà mẹ sinh con rạ chỉ mất khoảng 8-12 giờ

-Các giai đoạn của chuyển dạ

Giai đoạn I: Xóa mở cổ tử cung tính từ khi bắt đầu CD đến khi cổ tử cung mở hết. Giai đoạn này được chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn Ia (tiềm thời): Tính từ khi bắt đầu CD đến khi cổ tử cung mở 4cm. Giai đoạn này cho phép kéo dài 8-10 giờ.
  • Giai đoạn Ib (hoạt động): Tính từ khi cổ tử cung mở > 4cm đến khi mở hết ( 10cm). Giai đoạn này cho phép kéo dài 7 giờ.

Giai đoạn II:  Giai đoạn sổ thai. Tính từ khi cổ tử cung mở hết đến khi đẻ thai. Giai đoạn này cho phép tối đa là 1 giờ.

Giai đoạn III: Sổ rau. Giai đoạn này tính từ khi thai sổ hoàn toàn đến khi rau sổ ra ngoài. Giai đoạn này cho phép tối đa là 1 giờ.

Thời gian trung bình cho một cuộc CD trong khoảng 12 – 18 giờ.

Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu nên nhập viện khám để đảm bảo an toàn cho quá trình sinh bé. Phòng khám 43 Nguyễn Khang có dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ bầu từ khi chậm kinh đến khi sinh với đầy đủ các xét nghiệm thường quy. Để đặt lịch các mẹ có thể liên hệ trực tiếp hoặc hotline tại đây. Chúc các mẹ bầu “mẹ tròn con vuông”!

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Dùng giấy quỳ thử rỉ ối có thực sự an toàn?
Quy trình tháo que cấy tránh thai và những điều cần lưu ý
Bí quyết chăm sóc tóc trong thai kì đúng chuẩn chuyên gia
Rụng tóc khi mang thai cảnh báo mẹ điều gì?
Bí Quyết Giảm Đầy Bụng Khi Mang Thai: Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết