googleb578e89369db4e48.html

các loại vitamin tan trong dầu

10:07 - 12/06/2022 Lượt xem: 890 Tác giả: Lê Huyền Trang

1. Vitamin tan trong dầu là gì?

vitamin tan trong dầu

Vitamin gồm hai nhóm là vitamin tan trong nước và vitamin tan trong dầu. Vitamin tan trong dầu là những vitamin hòa tan trong chất béo. Để được hấp thu, chúng cần có chất béo - thường là từ thức ăn trong dạ dày. Nếu không được hấp thụ trong quá trình tiêu hóa, lượng thừa nào sẽ được dự trữ trong gan và các mô mỡ để sử dụng sau này với các chức năng như thị lực và kiểm soát huyết khối.

Nhờ khả năng được dự trữ trong mô, vitamin tan trong dầu không cần phải được nạp vào thường xuyên như vitamin tan trong nước. Tuy nhiên, vì các vitamin tan trong dầu không thể bài xuất qua nước tiểu, chúng có khả năng tích tụ trong cơ thể và thậm chí đạt đến lượng gây độc.

2. Các loại vitamin tan trong dầu.

Vitamin A:

Tác dụng của vitamin A

Vitamin A đóng vai trò hỗ trợ nhiều khía cạnh quan trọng của chức năng cơ thể bao gồm:

  • Duy trì thị lực: Vitamin A rất cần thiết để duy trì hoạt động các tế bào cảm nhận ánh sáng trong mắt và sự hình thành của nước mắt.
  • Chức năng miễn dịch: Tình trạng thiếu vitamin A sẽ làm suy yếu chức năng miễn dịch cơ thể, tăng khả năng nhiễm bệnh.
  • Tăng trưởng cơ thể: Vitamin A là chất cần thiết cho sự phát triển của tế bào. Sự thiếu hụt vitamin tan trong dầu này có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự tăng trưởng ở trẻ em.
  • Tăng trưởng của tóc: Vitamin A cũng rất quan trọng cho sự phát triển của tóc, khi thiếu hụt vitamin tan trong dầu này sẽ dẫn đến hói hoặc rụng tóc.
  • Chức năng sinh sản: Vitamin A giúp duy trì khả năng sinh sản và cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Liều dùng vitamin A

Lượng vitamin A được khuyến nghị thay đổi theo độ tuổi và giới tính bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng): 400 – 500 microgam (mcg)
  • Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 300 mcg
  • Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 400 mcg
  • Trẻ em từ 9 – 13 tuổi: 600 mcg
  • Phụ nữ trưởng thành: 700 mcg
  • Đàn ông trưởng thành: 900 mcg

Vitamin E:

Vai trò chính của vitamin tan trong dầu này là hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa stress oxy hóa và bảo vệ axit béo trong màng tế bào khỏi các gốc tự do. Các đặc tính chống oxy hóa này có thể được tăng cường bởi các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như vitamin C, vitamin B3 và selen.

Vitamin E ở hàm lượng cao cũng hoạt động như một chất làm loãng máu, có thể làm giảm khả năng đông máu của máu.

Liều dùng vitamin E

Liều lượng vitamin E có thể được thay đổi dựa trên độ tuổi bao gồm:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 4 miligam (mg)
  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 5 mg
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 6 mg
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 7 mg
  • Người 14 tuổi trở lên: 15 mg
  • Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú: 19 mg

Vitamin D:

vitamin tan trong dầu

Một số vai trò và chức năng quan trọng của vitamin tan trong dầu này bao gồm:

  • Duy trì mật độ xương: Vitamin D điều chỉnh mức độ lưu thông của canxi và photpho, đây là những khoáng chất quan trọng nhất cho sự phát triển và duy trì xương, đồng thời thúc đẩy sự hấp thụ của các khoáng chất từ chế độ ăn uống.
  • Điều hòa hệ thống miễn dịch: Vitamin D giúp điều chỉnh và tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch.
  • Sau khi được hấp thụ vào máu, gan và thận thay đổi calciferol thành calcitriol, đây là dạng hoạt động sinh học của vitamin D. Bên cạnh đó, vitamin tan trong dầu này cũng có thể được dự trữ trong cơ thể dưới dạng calcidiol. Vitamin D3 có khả năng chuyển hóa thành calcitriol hiệu quả hơn vitamin D2.

Liều dùng vitamin D

Liều dùng vitamin D được khuyến cáo sử dụng hàng ngày có sự thay đổi theo độ tuổi, mặc dù không quá nhiều, bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng): 10 mcg
  • Người từ 1 – 70 tuổi: 15 mcg
  • Người trên 70 tuổi: 20 mcg

Vitamin K:

Vai trò chính của vitamin K trong cơ thể là giúp đông máu. Bên cạnh đó, vitamin tan trong dầu này còn có thể hỗ trợ:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
  • Duy trì sức khỏe của xương
  • Làm giảm sự tích tụ canxi trong máu

Liều dùng vitamin K

Liều dùng của vitamin K có được chia theo độ tuổi bao gồm:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2 mcg
  • Trẻ sơ sinh từ 7 – 12 tháng tuổi: 2,5 mcg
  • Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 30 mcg
  • Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 55 mcg
  • Trẻ em từ 9 – 13 tuổi: 60 mcg
  • Trẻ em từ 14 – 18 tuổi: 75 mcg
  • Phụ nữ trưởng thành: 90 mcg
  • Đàn ông trưởng thành: 120 mcg

3. Thừa vitamin tan trong dầu có sao không ?

vitamin tan trong dầu

Nhóm vitamin tan trong dầu có thể gây ra tình trạng thừa vitamin nếu lạm dụng thuốc. Khi lượng vitamin dư thừa quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc. Tùy thuộc vào loại vitamin dư thừa mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau:

  • Sử dụng vitamin A quá mức có thể dẫn đến ngộ độc. Khi dùng quá liều loại vitamin tan trong dầu này có thể gây ra các triệu chứng đau đầu và mệt mỏi. Phụ nữ mang thai không nên tăng gấp đôi lượng vitamin A trước khi sinh vì sẽ có hại cho thai nhi đang phát triển. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng ngộ độc vitamin ở phụ nữ mang thai có thể khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh.
  • Ngộ độc vitamin D thường hiếm khi xảy ra. Hầu hết xảy ra là do người bệnh dùng quá nhiều chất bổ sung vitamin D. Sự dư thừa vitamin D trong cơ thể có thể dẫn đến một tình trạng gọi là tăng canxi máu, cho thấy mức độ canxi trong máu tăng cao quá mức. 

    Khi tăng canxi máu có thể làm xuất hiện các triệu chứng:

    Sụt cân

    Chán ăn

    Đau đầu

    Buồn nôn

    Huyết áp cao

    Tổn thương tim hoặc thận

  • Các trường hợp ngộ độc thường chỉ xảy ra khi dùng liều bổ sung quá cao. Tuy nhiên, so với vitamin A và D, tình trạng quá liều vitamin E dường như tương đối vô hại. Khi dùng quá liều vitamin E có thể làm loãng máu, tương tác với vitamin K và gây chảy máu nhiều. Vì vậy, người bệnh đang dùng thuốc làm loãng máu nên lưu ý tránh dùng vitamin E liều cao. Ngoài ra, liều cao hơn 1.000mg vitamin E mỗi ngày có khả năng dẫn đến stress oxy hóa, gây ra các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, suy tim…

 

  • Không giống như các vitamin tan trong dầu khác, các dạng vitamin K tự nhiên không có triệu chứng ngộ độc. Tuy nhiên ở dạng tổng hợp của vitamin K, được gọi là menadione hoặc vitamin K3, có thể gây ra một số tác dụng phụ khi tiêu thụ với số lượng lớn.

4. Vitamin tan trong dầu uống khi nào?

Những vitamin tan trong dầu bao gồm vitamin A, K, E, D. Các loại vitamin này có đặc điểm hấp thu cùng với các chất dầu mỡ, vì vậy khi thiếu điều kiện này thì cơ thể không hấp thu được. Quá trình hấp thu đòi hỏi phải có acid mật làm chất nhũ hóa vì mỡ không tan được trong máu. Do đó, để vitamin tan trong chất béo hấp thu tốt thì nên uống trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.