googleb578e89369db4e48.html

 Các nguồn thực phẩm giàu axit folic và folate

06:34 - 15/04/2020 Lượt xem: 606

Axit folic và folate đều có vai trò chính trong việc ngăn ngừa các dị tật khi sinh và hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Folate được biết đến dưới nhiều dạng vitamin B9 bao gồm axit folic, dihydrofolate (DHF), tetrahydrofolate (THF). Cơ thể sử dụng vitamin B để tạo […]

Axit folic và folate đều có vai trò chính trong việc ngăn ngừa các dị tật khi sinh và hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Folate được biết đến dưới nhiều dạng vitamin B9 bao gồm axit folic, dihydrofolate (DHF), tetrahydrofolate (THF). Cơ thể sử dụng vitamin B để tạo ra các tế bào mới. Axit folic là một dạng tổng hợp của folate được các nhà sản xuất thêm vào nhiều thực phẩm như bánh mì, mì ống, ngũ cốc…

1. Chất nào quan trọng trong thời kỳ mang thai

Folate và axit folic có tác dụng rất giống nhau. Cả hai đều có vai trò chính trong việc ngăn ngừa các dị tật khi sinh và hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Cả axit folic và folate đều quan trọng đối với phụ nữ trước khi mang thai và trong thời kỳ đầu mang thai. Folate có thể giúp ngăn ngừa một số biến chứng xảy ra khi sinh. Nồng độ folate trong máu thấp có thể làm tăng nguy cơ bất thường di tật ống thần kinh ảnh hưởng đến tủy sống và não phổ biến là:

    • Tật nứt đốt sống, tình trạng cột sống không hình thành đúng cách có thể làm tổn thương dây thần kinh.
    • Não phẳng (anencephaly) là một khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng, trong đó một đứa trẻ được sinh ra mà không có các bộ phận của não và hộp sọ.

Các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ nên bắt đầu bổ sung axit folic ít nhất 1 tháng trước khi mang thai với liều lượng là 400 mcg axit folic mỗi ngày cộng với chế độ ăn uống đa dạng với thực phẩm giàu folate.

2. Thiếu hụt axit folic

Bởi vì nhiều loại thực phẩm hàng ngày có chứa axit folic, tình trạng thiếu hụt chất này ít khi xảy ra.

Nồng độ folate trong máu thấp có thể gây thiếu máu do thiếu folate. Khi mắc phải tình trạng này, cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu có kích thước lớn hơn bình thường, số lượng ít hơn, có hình bầu dục. Đôi khi, các tế bào hồng cầu này không sống lâu như các tế bào hồng cầu bình thường. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

    • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
    • Cảm giác ngứa ran ở tay hoặc chân
    • Loét miệng
    • Các vấn đề về thị giác
    • Mất trí nhớ

Acid folic là một trong những vitamin B giúp kiểm soát lượng homocysteine trong máu. Nồng độ homocysteine ​​cao trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Ngoài ra, các tình trạng như bệnh celiac, nghiện rượu có thể ngăn cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng làm tăng nguy cơ thiếu hụt folate.

 3. Các nguồn thực phẩm giàu axit folic và folate

 Các nguồn thực phẩm giàu axit folic và folate

Các nhà sản xuất thường bổ sung vào thực phẩm axit folic chứ không phải folate. Folate bị mất đi trong quá trình nấu nướng do ảnh hưởng của nhiệt và ánh sáng. Dưới đây một số nguồn thực phẩm giàu axit folic và folate.

    •  Axit folic

Axit folic có mặt trong các loại  rau như  rau bina, cải xanh các loại đậu và ngũ cốc, gan , thịt gà, và một số trái cây như cam, bưởi. Ngoài ra các nhà sản xuất thường thêm axit folic vào trong các loại thực phẩm như sữa, ngũ cốc, bánh mì, nguyên liệu làm bánh…

Các thực phẩm bổ sung thường chứa 400 đến 1.000 microgam (mcg) axit folic.

    • Folate

Lượng folate khuyến nghị là 400 mcg mỗi ngày cho người lớn và 600 mcg cho phụ nữ mang thai. Folate có chứa trong nhiều loại thực phẩm. Một số thực phẩm giàu folate như:

    • Gan bò
    • Rau bina (rau chân vịt)
    • Đậu trắng
    • Ngũ cốc
    • Măng tây

Các loại rau xanh đậm, trái cây, các loại hạt, hải sản, trứng, các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm, nước cam và ngũ cốc đều chứa folate.

Chế độ ăn uống đa dạng với các thực phẩm giàu folate sẽ giúp duy trì sự cân bằng các chất dinh dưỡng.

Thịt và các sản phẩm từ sữa là nguồn folate tốt, tuy nhiên chứa nhiều chất béo. Nên ưu tiên chọn thịt nạc và sữa ít chất béo hoặc sử dụng nguồn protein và folate từ các loại hạt và đậu thay thế.

Cơ thể cần folate để hoạt động và phát triển. Hầu chúng ta đều có thể cung cấp đủ folate thông qua chế độ ăn uống. Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai hoặc đang trong giai đoạn đầu của thai kỳ nên bổ sung axit folic có thể giúp ngăn ngừa những dị tật thai nhi khi sinh.

Để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và dùng thuốc trong quá trình mang thai. Bạn có thể truy cập website: SAN43NGUYENKHANG.VN; để đặt lịch khám truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?