Các nguyên nhân chung gây tình trạng sẩy thai

09:45 - 14/03/2021 Lượt xem: 323

Sẩy thai là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sẩy thai có rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là những nguyên nhân chung gây tình trạng sẩy thai. 1. Định nghĩa sẩy thai? Gọi là sẩy thai khi thai bị tống xuất ra […]

Sẩy thai là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sẩy thai có rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là những nguyên nhân chung gây tình trạng sẩy thai.

1. Định nghĩa sẩy thai?

Gọi là sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung, chấm dứt thai kì trước tuổi thai có thể sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung (ngay cả khi có sự can thiệp của Y tế). Theo tổ chức y tế thế giới WHO và theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Sản Phụ khoa” của bộ Y tế năm 2015 thì chẩn đoán sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung từ trước 22 tuần hay cân nặng của thai dưới 500 gram

2. Các nguyên nhân chung gây sẩy thai

Nguyên nhân gây sẩy thai

2.1. Nguyên nhân gây sẩy thai: Nguyên nhân toàn thân:

Người mẹ bị các bệnh lí như:

+ Đái tháo đường: gia tăng tỉ lệ thai dị dạng, nhiễm trùng ở mẹ dễ xảy ra hơn, và thường nặng hơn.

+ Bệnh tim, bệnh thận.

+ Bệnh lí tuyến giáp (cường giáp, suy giáp).

+ Giang mai: xoắn khuẩn giang mai chỉ có thể từ máu mẹ qua nhau để truyền bệnh cho thai nhi từ tuần lễ thứ 18 trở đi khi gai nhau chỉ được bao bọc bởi một lớp tế bào mỏng. Khi đó xoắn khuẩn vào thẳng máu con, gây những sang thương nội tạng. Bệnh giang mai thường gây sinh non hơn là sẩy thai.

+ Mẹ bị suy nhược cơ thể, thiếu sinh tố (nhất là vitamine E): vitamine E là yếu tố giúp bánh rau bám chắc vào buồng tử cung hơn.

2.2. Viêm nhiễm nội mạc tử cung.

2.3. Nguyên nhân gây sẩy thai: Nguyên nhân miễn dịch

Miễn dịch dịch thể (kháng thể kháng phospholipid, kháng thể kháng tinh trùng, kháng thể kháng tế bào nuôi); miễn dịch tế bào (phản ứng loại bỏ thai của cơ thế mẹ để chống lại kháng nguyên thông qua lympho T).

Có nhiều cơ chế có thể giải thích cho mối liên quan giữa sự hiện diện kháng thể antiphospholipid và sẩy thai. Người ta thấy rằng các kháng thể này hoạt hóa tiểu cầu, tế bào biểu mô, bạch cầu mono và từ đó làm trung gian cho quá trình đông máu dẫn đến hình thành huyết khối động/tĩnh mạch. Chúng cũng tác động lên quá trình xâm nhập của nguyên bào nuôi, dẫn đến sai lệch trong hoạt động bánh nhau và làm tăng nguy cơ sẩy thai. Antiphospholipid cũng hoạt hóa hệ thống các chất trung gian hóa học và tạo ra đáp ứng tiền viêm thông qua cơ chế này.

2.4. Rối loạn nhiễm sắc thể: bất thường hay gặp nhất là tam bội nhiễm sắc thể.

Nguyên nhân gây sẩy thai: rối loạn nhiễm sắc thể

Về lâm sàng một số điểm sau có thể nghĩ tới sẩy thai do rối loạn nhiễm sắc thể: mẹ nhiều tuổi, chu kì kinh nguyệt không đều và chu kì dài, sẩy thai sớm vào tuần lễ thứ 3 đến tuần thứ 10.

Chẩn đoán xác định dựa vào nuôi cấy bào thai sẩy sau đó nghiên cứu nhiễm sắc đồ

2.5. Các yếu tố khác:

+ Môi trường: tiếp xúc thường xuyên với các độc tố như chì, thủy ngân, ethylene oxit, Carbon monoxide.

+ Nghiện rượu, ma túy, thuốc lá và caffeine.

Hút thuốc hơn ½ gói một ngày làm  tăng nguy cơ sẩy thai. Khói thuốc lá chứa hàng trăm các hợp chất độc hại. Nicotine làm giảm lưu thông qua nhau thai và làm giảm tuần hoàn nhau thai. Carbon monoxide làm suy yếu cả hai nguồn cung cấp oxy của thai nhi và mẹ, và chì được coi là một chất độc thần kinh.

Bà mẹ tiếp xúc với rượu nhiều đã được báo cáo là có liên quan với tăng nguy cơ sẩy thai. Dùng 2 ly thức uống có cồn hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ sẩy thai so với những phụ nữ không sử dụng thức uống có cồn. Đối với cafeine, chỉ khi nào dùng trên 300 mg/ngày mới có nguy cơ sẩy thai.

+ Một số loại thuốc sử dụng trong thai kì: một số loại thuốc có thể gây dị dạng thai nhi. Các chất gây dị dạng chỉ có hậu quả tác dụng trong giai đoạn sắp xếp tổ chức, nghĩa là trong 8 tuần lễ đầu của thời kì phôi. Đặc biệt cơ quan sinh dục ngoài và hệ thần kinh có thể tiếp tục phân hóa đến nhiều tuần lễ sau sinh vì vậy dùng một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho 2 cơ quan này trong suốt thai kì. Vì vậy, phụ nữ có thai nên tránh dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

+ Phẫu thuật, thủ thuật chọc dò ối qua thành bụng để sinh thiết gai nhau… Đây cũng được coi là sang chấn thực thể đối với sản phụ.

3. Có dự phòng được trường hợp sẩy thai không?

Dự phòng sẩy thai

Sảy thai có thể do rất nhiều nguyên nhân và thường khó xác định rõ ràng, tuy nhiên đa phần không phải do lỗi của người mẹ. Người ta cho rằng hầu hết các trường hợp sảy thai là do bất thường nhiễm sắc thể; khi em bé có quá nhiều hoặc không đủ nhiễm sắc thể thì sẽ không thể phát triển đúng cách.

Phần lớn trường hợp sảy thai không thể ngăn chặn được. Nhưng người mẹ có thể áp dụng một số biện pháp làm giảm nguy cơ sảy thai từ những nguyên nhân trên. Ví dụ: hạn chế uống rượu, hút thuốc và tránh sử dụng thuốc trong thời gian mang thai; giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh trước khi mang thai; ăn uống lành mạnh và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng,…

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng
Viêm lưỡi bản đồ - Dấu hiệu, triệu trứng và cách phòng ngừa