googleb578e89369db4e48.html

Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ

16:50 - 11/04/2024 Lượt xem: 356 Tác giả: Thanh Nga

Hầu hết phụ nữ mang thai đều phải cân nhắc kỹ về việc dùng thuốc trước và trong thai kỳ vì thuốc có thể gây ảnh hưởng đến bất cứ giai đoạn nào đối với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là ba tháng đầu. Tuy nhiên, những bằng chứng lâm sàng khi sử dụng thuốc trong thai kỳ vẫn còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân là do phụ nữ mang thai là đối tượng không được phép thử nghiệm thuốc. Kết quả nghiên cứu trên động vật không thể suy ra cho con người. Do đó, việc sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai cần có sự chỉ định từ bác sĩ và cân nhắc giữa các yếu tố nguy cơ và lợi ích. Bài viết dưới đây sẽ điểm tên một vài nhóm thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai mà mẹ bầu cần biết.

Phân loại mức độ an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai

 

Phân loại

Nghiên cứu trên PNCT

Nghiên cứu trên ĐV

A

Không có nguy cơ

Dữ liệu đủ lớn cho thấy không tăng nguy cơ bất thường trên thai nhi trong suốt thai kỳ

 

B

Không có bằng chứng về nguy cơ

Dữ liệu đủ lớn không chứng minh được nguy cơ

Có nguy cơ

Chưa đủ dữ liệu chứng minh an toàn

Không có nguy cơ

C

Có nguy cơ trên bào thai

Chưa đủ dữ liệu chứng minh an toàn

Có nguy cơ

Chưa đủ dữ liệu

Chưa đủ dữ liệu

D

Chắc chắn có nguy cơ

Chắc chắn có nguy cơ

Có thế sử dụng nếu: lợi ích > nguy cơ ( trường hợp đe doạ tính mạng)

 

X

Chống chỉ định

Chắc chắn có nguy cơ. Lợi ích < nguy cơ. Chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.

 

 chống chỉ định, phụ nữ có thai

Các thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai

 

Thuốc kháng sinh

Thuốc

Tác dụng bất lợi

Giai đoạn nguy cơ

Nhóm Aminoglycoside

Gây độc cho thính giác và thận của thai nhi

Không dùng trong suốt thai kỳ

Nhóm Quinolone

Tổn thương khớp ở trẻ em được điều trị sau khi sinh bằng quinolon. Tuy nhiên, độc tính của nhóm này chưa được mô tả ở trẻ em có mẹ dùng thuốc này.

Chống chỉ định tương đối hoặc không được khuyến cáo

Nhóm Cycline

Lắng đọng ở xương, khả năng làm mất màu men răng

Không được khuyến cáo sử dụng trong 3 tháng đầu và chống chỉ định tuyệt đối từ tháng thứ 4 của thai kỳ

Chloramphenicol

Hội chứng xám

Không dùng trong suốt thai kỳ

Streptomycin

Gây độc thính giác, thận và thần kinh của thai nhi

Không dùng trong suốt thai kỳ

 

 

Thuốc điều trị trứng cá nặng

Thuốc

Tác dụng bất lợi

Giai đoạn nguy cơ

Isotretinoin

Gây ra dị tật nghiêm trọng cho thai nhi. Bất thường ở thần kinh TW, bao gồm dây TK mắt, tim mạch, tuyến giáp.

Chống chỉ định tuyệt đối trong thời kỳ mang thai, không dùng thuốc trước khi mang thai ít nhất một tháng.

 

 

Thuốc điều trị tăng huyết áp

Thuốc

Tác dụng bất lợi

Giai đoạn nguy cơ

Ức chế men chuyển

Độc tính trên thận của thai nhi, ít dịch ối và chậm phát triển

Chống chỉ định từ tháng thứ 4 của thai kỳ.

3 tháng đầu của thai kỳ không khuyến cáo sử dụng

Đối kháng angiotensin II

 chống chỉ định, phụ nữ có thai

Thuốc giảm đau

Thuốc

Tác dụng bất lợi

Giai đoạn nguy cơ

Nhóm NSAID (ibuprofen, ketoprofen, aspirin liều cao)

Đóng sớm ống động mạch, suy thận

Sau tuần 20 của thai kỳ. Chống chỉ định các thuốc chứa celecoxib và etoricoxib trong toàn bộ thai kỳ

Codein

Dị dạng sinh dục – niệu, thoát vị bẹn, hẹp môn vị, dị tật đường hô hấp,… có thẻ gây ảnh hưởng tới thai nhi

 

 

Thuốc điều trị cảm cúm

Thuốc

Tác dụng bất lợi

Giai đoạn nguy cơ

Pseudoephedrine

/Phenylephrine

Có khả năng khiến thai nhi bị nhịp tim nhanh và tăng động

 

Không được khuyến cáo dùng trong suốt thai kỳ

 

Thuốc chống đông máu

Thuốc

Tác dụng bất lợi

Giai đoạn nguy cơ

Thuốc kháng Vitamin K

Nguy cơ gây quái thai, độc cho thai và trẻ sơ sinh

Chống chỉ định trong suốt thai kỳ

 

Thuốc chống dị ứng

Thuốc

Tác dụng bất lợi

Giai đoạn nguy cơ

Thuốc kháng Histamin

Có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi

Không được khuyên dùng cho bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sau giai đoạn này, thuốc chỉ sử dụng trong trường hợp thật cần thiết và cần có chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng vào giai đoạn cuối thai kỳ thì phải theo dõi trẻ sau khi sinh ra đặc biệt

 

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc

Tác dụng bất lợi

Giai đoạn nguy cơ

Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin ( paroxetine, fluoxetine)

Có thể xuất hiện nguy cơ gây dị tật tim cho trẻ khi dùng cho bà mẹ mang thai

Không sử dụng trong suốt thai kỳ, đặc biệt 3 tháng đầu và 3 tháng cuối .

 

Thuốc chống mất ngủ

Thuốc

Tác dụng bất lợi

Giai đoạn nguy cơ

Nhóm Benzodiazepine

Gây ra các tác dụng phụ liên quan đến các vấn đề về bú, khó thở... ở trẻ sơ sinh

Được khuyên là không sử dụng cho phụ nữ mang thai nếu không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt giai đoạn cuối thai kỳ.

 chống chỉ định, phụ nữ có thai

Thuốc chống động kinh

Thuốc

Tác dụng bất lợi

Giai đoạn nguy cơ

Acid valproic

Gây quái thai, các loại dị tật, đặc biệt ở tim, khung xương, đường tiêu hóa hoặc hệ thần kinh

Không sử dụng trong suốt thai kỳ.

Các thuốc chống động kinh khác như carbamazepine, phenobarbital, topiramate, Phenytoin, Trimethadione

Có khả năng gây ra các loại dị tật

 

Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Thuốc

Tác dụng bất lợi

Giai đoạn nguy cơ

Amiodarone

Tác dụng lên chức năng tuyến giáp của thai nhi, gây nhiễm độc và làm chậm phát triển thai nhi

Chống chỉ định cho phụ nữ có thai từ tháng thứ 4

 

Thuốc điều trị ung thư

Cần phải áp dụng các biện pháp tránh thai triệt để khi điều trị bằng hóa trị liệu ung thư trong thời gian từ 3 đến 6 tháng sau khi ngừng điều trị

 

Trên đây là một vài nhóm thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Ngoài danh sách trên vẫn có thêm một vài thuốc khác có chống chỉ định cho đối tượng này. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, mẹ cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

 

Hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?