Các trường hợp ngôi thai cần sinh mổ?
08:02 - 11/09/2020 Lượt xem: 1010
Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi trước khung chậu của mẹ, là phần đầu tiên của cơ thể bé đi ra ngoài cơ thể mẹ khi chuyển dạ. Ngôi thai là một trong những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn phương pháp sinh cho mẹ bầu. Vậy các […]
Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi trước khung chậu của mẹ, là phần đầu tiên của cơ thể bé đi ra ngoài cơ thể mẹ khi chuyển dạ. Ngôi thai là một trong những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn phương pháp sinh cho mẹ bầu. Vậy các trường hợp ngôi thai cần sinh mổ gồm những gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
1. Ngôi thai là gì?
Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi trước khung chậu của mẹ; là phần đầu tiên của cơ thể bé đi ra ngoài cơ thể mẹ khi chuyển dạ. Thai nhi ở trong tử cung dưới 24 tuần tuổi thường xoay chuyển liên tục được gọi là ngôi di động. Càng về cuối những tuần cuối của thai kỳ ngôi thai càng có sự bình chỉnh tốt hơn, ít thay đổi ngôi thai hơn. Đến tuần thứ 36 trở đi phần lớn ngôi thai sẽ ổn định, ít thay đổi.
Ngôi thai được chia thành 2 loại:
Ngôi thai dọc gồm :
- Ngôi thai đầu: còn được gọi là ngôi thuận, đầu của thai nhi hướng về khung chậu của mẹ; mông thai nhi hướng về phía ngực mẹ.
- Ngôi mông: hay còn gọi là ngôi thai ngược, phần mông của thai nhi nằm hướng về khung chậu của mẹ, phần đầu của bé sẽ ở phía trên gần ngực mẹ.
Ngôi thai ngang: trục thai nhi sẽ nằm ngang so với trục của mẹ.
Ngôi thai đầu chiếm hơn 95%, ngôi ngược (ngôi mông) chiếm khoảng 4%; ngôi ngang chiếm 1% trong tổng số trường hợp mang thai. Trong đó 40% ngôi ngược là do sinh non.
2. Các trường hợp ngôi thai cần sinh mổ?
Hai dạng ngôi thai được khuyên nên sinh mổ là ngôi ngược và ngôi ngang. Đây là 2 dạng ngôi thai nhi không hiếm gặp nhưng là ngôi thai bất thường có nhiều nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Ngôi ngược
Với ngôi ngược (ngôi mông) vị trí khó sinh thường hơn bởi mông của bé gần phía âm hộ của mẹ, đầu của bé gần phần ngực. Khi chuyển dạ, phần mông hoặc chân của bé sẽ đi ra ngoài trước.
Ngôi mông có thể dự sinh thường tự nhiên nếu khung chậu của thai phụ rộng, cổ tử cung mở lớn, không bị vỡ ối sớm, đầu thai nhi cúi tốt và cân nặng của bé dưới 3.2 kg. Với các trường hợp ngôi ngược mà thai nhi to, khung chậu của thai phụ bé và một số yếu tố khác thì bắt buộc phải sinh mổ để giữ an toàn cho cả mẹ và bé. Bởi ngôi mông sẽ có nhiều nguy cơ như vỡ ối khi chưa chuyển dạ; thai suy do sa dây rốn,… Gây ra tình trạng chuyển dạ kéo dài, thai nhi bị thiếu oxy có thể khiến bé tử vong.
Ngôi ngang
Với ngôi ngang, thai nhi sẽ không nằm theo trục dọc mà nằm ngang tử cung. Đầu và mông của thai nhi không phải lúc nào cũng đối xứng ngang nhau, mà sẽ có trường hợp một cực sẽ ở hố chậu còn cực còn lại sẽ nằm ở hạ sườn (còn được gọi là ngôi xiên).
Đây cũng là trường hợp ngôi thai bất thường, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Không có cơ chế sinh nở tự nhiên mà bắt buộc phải mổ để đảm bảo an toàn. Do vậy, ở 3 tháng cuối của thai kỳ, thai phụ cần được khám và chẩn đoán thai nhi tích cực. Mẹ tránh hoạt động mạnh, cần nghỉ ngơi thư giãn. Khi thai nhi đủ tháng cần chủ động mổ lấy thai ngay đề phòng trường hợp vỡ ối non gây tử vong cho thai nhi.
Nhiều mẹ bầu thắc mắc ngôi thai ngược bao nhiêu tuần thì mổ được? Vấn đề này sẽ dựa vào quá trình khám thai định kỳ của từng thai phụ. Điều quan trọng nhất với các mẹ bầu là cần khám và theo dõi thai nhi thường xuyên ở những tuần cuối của thai kỳ để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Từ đó đưa ra phương án sinh thích hợp nhất. Để đăng kí khám thai, siêu âm thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.