googleb578e89369db4e48.html

Các xét nghiệm máu thường quy trong thai kỳ

02:28 - 29/04/2020 Lượt xem: 387

Mục đích của xét nghiệm máu khi mang thai là để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, đồng thời dự đoán các nguy cơ của thai kỳ và trong cuộc sinh. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm máu và kết quả thăm khám nói chung, bác sĩ sẽ có […]

Mục đích của xét nghiệm máu khi mang thai là để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, đồng thời dự đoán các nguy cơ của thai kỳ và trong cuộc sinh. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm máu và kết quả thăm khám nói chung, bác sĩ sẽ có hướng can thiệp nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, sản phụ nên thực các xét nghiệm máu thường quy dưới đây.

1. Ý nghĩa của xét nghiệm máu trong thai kỳ

Xét nghiệm máu là thao tác lấy ra một lượng máu nhỏ từ tĩnh mạch; mao mạch (và một số ít trường hợp từ động mạch) để tiến hành xét nghiệm. Sau khi có kết quả bạn sẽ biết được một cách tổng quát tình hình sức khỏe của bản thân; phát hiện sớm các bệnh lý nếu mắc phải.

Những xét nghiệm máu nên tiến hành trong thai kỳ bao gồm: xét nghiệm nhóm máu; xét nghiệm yếu tố Rh, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm hàm lượng sắt. Xét nghiệm các vi khuẩn và virus như: giang mai, Rubella, Cytomegalovirus (CMV), viêm gan B; HIV cùng một số xét nghiệm khác tùy tình hình thực tế.

Những xét nghiệm này tuy không bắt buộc nhưng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi; thai phụ nên lưu ý khám thai định kỳ, thực hiện xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tối ưu.

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm khi mang thai quan trọng
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm khi mang thai quan trọng

2. Các xét nghiệm thường quy trong thai kỳ

Trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu thường có những thay đổi về hormon, chuyển hóa và trao đổi chất…. Giai đoạn này toàn bộ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé sẽ được lấy từ mẹ qua nhau thai. Để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho cả mẹ và bé thì xét nghiệm máu là rất cần thiết.

    • Xét nghiệm nhóm máu và xét nghiệm yếu tố Rh

Xét nghiệm nhóm máu để xác định thai phụ mang nhóm máu nào trong 4 nhóm máu A, B, O hay AB. Xét nghiệm yếu tố Rh để xác định thai phụ mang Rh(+) hay Rh(-).

Hai xét nghiệm này vô cùng quan trọng đối với bất kỳ thai phụ nào, nhất là trong trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc khi sinh nở để chọn nhóm máu phù hợp. Bên cạnh đó, các xét nghiệm này còn có những ý nghĩa khác (như phát hiện bé bị tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con, hoặc bất đồng Rh nếu thai phụ có Rh(-) mà chồng có Rh(+) thì bé có thể có Rh(+), và mẹ sẽ sản xuất kháng thể phá hủy hồng cầu của bé,…)

    • Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu cho biết thai phụ có thiếu máu không, có tình trạng nhiễm trùng không và giúp định hướng nguyên nhân nếu có bất thường xảy ra.

Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm quan trọng, giúp phát hiện đái tháo đường thai kỳ, để sớm có can thiệp thích hợp, tránh gây biến chứng nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.

xét nghiệm máu thường quy

Sắt là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Trong quá trình mang thai, thiếu máu do thiếu sắt là hiện tượng phổ biến. Việc bổ sung sắt rất đơn giản, thai phụ có thể bổ sung sắt qua thức ăn giàu sắt hoặc qua dược phẩm.

    • Xét nghiệm canxi

Nếu mẹ bổ sung thiếu canxi, lượng canxi cung cấp cho bé không đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Ngoài hình thành và phát triển xương. Canxi còn giúp phát triển hệ thống tim mạch và thần kinh. Trong mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu canxi của thai nhi sẽ khác nhau. Ba tháng đầu lượng canxi mẹ cần mỗi ngày thường là 800mg. Chỉ số này sẽ tăng lên khoảng 1000-1200mg trong 3 tháng tiếp theo và khoảng 1200mg-1300mg vào 3 tháng cuối.

    • Xét nghiệm Rubella

Đa số người trưởng thành có miễn dịch với Rubella nhờ đã tiêm chủng trước đây. Nếu thai phụ chưa miễn dịch, trong thai kỳ rất có thể sẽ mắc Rubella, gây ảnh hưởng tới thai nhi (dị tật thị giác, thính giác, tim,…).

    • Xét nghiệm giang mai

Xoắn khuẩn giang mai có thể nhiễm vào thai nhi từ tháng thứ 5, làm ngừng sự phát triển của thai, có thể gây sinh non hoặc tử vong sau sinh. Nếu trẻ sống sót, có khả năng phát triển giang mai bẩm sinh, làm thay đổi sinh lí, thần kinh, trí lực,… mà phải sau 10 – 20 năm mới biểu hiện triệu chứng.

    • Xét nghiệm Cytomegalovirus (CMV)

Cytomegalovirus (CMV) đa phần phát hiện được nhờ xét nghiệm. Thai phụ nhiễm CMV có thể gây hư thai. Trẻ sơ sinh nhiễm CMV bẩm sinh có thể bị ảnh hưởng tới khả năng nghe, nhìn, cũng như bị chậm phát triển.

    • Xét nghiệm HIV

Các xét nghiệm máu thường quy trong thai kỳ

Phụ nữ trước khi mang thai nên làm xét nghiệm HIV, nếu nhiễm HIV thì không nên có thai. Trong trường hợp đã mang thai mới biết nhiễm HIV thì không nên cho con bú để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con. Trẻ sơ sinh rất khó để khẳng định có nhiễm HIV hay không trong tuần tuổi đầu tiên. Trẻ cần xét nghiệm lại vào các thời điểm 1 tháng, 6 tháng và 18 tháng để khẳng định chính xác.

    • Xét nghiệm viêm gan B

Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam khá cao, do đó thai phụ có thể bị nhiễm virus viêm gan B mà không biết. Virus viêm gan B có thể nhiễm vào đứa trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan của bé.

Như vậy, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của các xét nghiệm máu trong khi mang thai. Để có thai kỳ an toàn, sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông, các thai phụ hãy đi thăm khám định kỳ. Để đặt lịch khám thai, xét nghiệm máu, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?