Các xét nghiệm quan trọng mẹ bầu nên làm trong thai kỳ
11:01 - 09/04/2022 Lượt xem: 818 Tác giả: Lê Huyền Trang
Xét nghiệm máu khi mang thai để đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đồng thời dự đoán các nguy cơ cho thai kỳ. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm máu và kết quả thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng khác, bác sĩ sản khoa sẽ có hướng can thiệp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Có rất nhiều loại xét nghiệm khác nhau mà mẹ bầu cần thực hiện trong suốt cả thai kỳ như:
1. Xét nghiệm thường quy.
Những xét nghiệm ngay sau khi biết mình mang thai sẽ giúp bác sĩ nắm được các thông tin cần thiết nhất về chỉ số sức khỏe của mẹ giúp cho quá trình theo dõi thai kỳ hiệu quả hơn (Nhóm máu, công thức máu, chức năng gan-thận, đường máu, nhóm mỡ…):
- Xét nghiệm nhóm máu: Kết quả xét nghiệm nhóm máu khi mang thai cho biết nhóm máu của mẹ và có yếu tố Rh hay không. Yếu tố Rh là một loại protein thường hiện diện trên bề mặt hồng cầu. Hầu hết mọi người đều có yếu tố Rh, và những trường hợp này sẽ mang kết quả Rh dương tính (Rh+). Những người không có yếu tố Rh thì sẽ có kết quả Rh âm tính (Rh-). Nếu thai nhi là Rh+ trong khi người mẹ là Rh-, cơ thể của mẹ có thể tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh của con. Những kháng thể này sẽ phá hủy các tế bào hồng cầu của thai nhi.
- Xét nghiệm công thức máu toàn phần: Xác định các chỉ số về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu từ đó giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý của hệ tạo máu. Đánh giá hàm lượng sắt trong cơ thể có bị thiếu dẫn đến thiếu máu hay không. Nếu có, mẹ bầu sẽ được chỉ định bổ sung sắt. Ngoài ra, xét nghiệm máu khi mang thai còn phát hiện các bệnh rối loạn tế bào máu (bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassemia) – gây thiếu máu cho cả bà bầu và thai nhi.
- Xét nghiệm định lượng sắt, canxi, ferritin: Thiếu Canxi có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, chuột rút, nguy hiểm hơn là lên cơn co giật do hạ Canxi huyết. Đối với thai, thiếu Canxi gây suy dinh dưỡng, còi xương bẩm sinh ngay từ khi trong bụng, biến dạng các xương gây dị hình, giảm chiều dài sơ sinh. Thiếu sắt, thiếu máu khi mang thai tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và trầm cảm sau sinh tăng lên. Chính vì vậy xét nghiệm máu giúp bác sĩ có điều chỉnh phù hợp với từng thai phụ.
- Xét nghiệm chức năng gan, thận, mỡ máu
2. Xét nghiệm nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai nhằm xác định sớm được dấu hiệu của các tình trạng tiềm ẩn thông qua sự hiện diện của một số chất khác nhau có mặt trong nước tiểu. Trong suốt quá trình khám thai định kỳ thì việc tiến hành xét nghiệm nước tiểu sẽ diễn ra thường xuyên, bởi vì thể trạng của mẹ bầu luôn luôn thay đổi và dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố xung quanh, cho nên những lần xét nghiệm trước không có triệu chứng nguy hiểm nào thì không đồng nghĩa với việc cho đến khi vượt cạn chỉ số sức khỏe của mẹ luôn luôn ổn định.
Thông qua xét nghiệm nước biểu, bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ mắc phải các bệnh lý như là: đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, nguy cơ mắc tiền sản giật, các vấn đề về thận.
3. Xét nghiệm đường huyết.
Tiểu đường thai kỳ là dạng bệnh lý có khả năng xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, tuy nhiên thường gặp nhiều nhất là vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt thì rất dễ gây nên tiểu đường thai kỳ với những biến chứng nguy hiểm như là: Nguy cơ sinh non, nguy cơ tiền sản giật, em bé sau khi sinh ra bị vàng da,…
Thời điểm cần phải tiến hành thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường sẽ rơi vào giai đoạn từ 24 đến tuần 28. Nhưng đối với những mẹ bầu có nguy cơ cao thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định thời gian sớm hơn.
- Xét nghiệm double test: Double test là xét nghiệm kiểm tra và định lượng nồng độ β-hCG tự do và PAPP-A trong máu của phụ nữ mang thai, kết hợp với siêu âm độ mờ da gáy, tuổi mẹ, tuổi thai nhi, thực hiện vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, tốt nhất vào tuần thứ 11 đến tuần thứ 13.… để đánh giá nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi như hội chứng Down, Edwards (Trisomy 18) và Patau (Trisomy 13). Bộ Y tế khuyến cáo tất cả phụ nữ khi mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm Double test để sàng lọc trước sinh, đặc biệt phải kể đến những mẹ bầu nằm trong nhóm nguy cơ cao gồm: Mang thai ở độ tuổi 35 trở lên, tiền sử sảy thai, thai lưu, từng sinh con mắc dị tật bẩm sinh, người bị nhiễm virus trong quá trình mang thai, người có kết quả siêu âm độ mờ da gáy nguy cơ cao
- Triple test: hay còn gọi xét nghiệm bộ ba là xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi thông qua việc kiểm tra và định lượng nồng độ 3 chất trong máu mẹ do thai nhi tiết ra bao gồm AFP, uE3 và β-hCG, kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán xem thai nhi có mắc phải hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18) hay không. Đối tượng xét nghiệm Triple test: Tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, mang thai sau 35 tuổi, sử dụng thuốc hoặc chất gây hại cho thai nhi trước hoặc trong thai kỳ, người bị bệnh tiểu đường và sử dụng insulin, khi mang thai bị nhiễm virus, người bố hoặc người mẹ làm việc/sống trong môi trường tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ.
- NIPT: Xét nghiệm NIPT(NIPT – Non-Invasive Prenatal Test) là xét nghiệm trước sinh không xâm lấn, xét nghiệm này sẽ phân tích các đoạn DNA nhỏ đang chuyển động trong máu của thai phụ. NIPT chủ yếu chẩn đoán thai nhi mắc các hội chứng sau: Hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18), hội chứng Trisomy 13 (Thừa NST 13), thêm hoặc thiếu các bản sao của nhiễm sắc thể X và Nhiễm sắc thể Y (nhiễm sắc thể giới tính).
5. Xét nghiệm tầm soát tai biến thai sản
Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể của mẹ và nguy hại cho sức khỏe của thai nhi. Hội chứng thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với các triệu chứng như tăng huyết áp, protein niệu và phù. Tiền sản giật là giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài vài giờ, vài ngày, vài tuần hoặc chỉ thoáng qua tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.
6. Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)
GBS là một loại vi khuẩn sống trong âm đạo và trực tràng. Thường thì phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện nhưng GBS hoàn toàn có thể truyền cho thai nhi trong khi sinh. Hầu hết các em bé bị GBS từ mẹ thường không gặp vấn đề gì nhưng một số ít có thể mắc một số loại bệnh nhất định.
Các bệnh này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Vậy nên, GBS thường được phát hiện bằng xét nghiệm sàng lọc định kỳ được thực hiện trong khoảng tuần từ 36 đến 38. Do đó, mẹ bầu không nên bỏ qua xét nghiệm khi mang thai quan trọng này.
Nếu người mẹ không may dương tính với kết quả xét nghiệm GBS thì có thể sử dụng kháng sinh trong quá trình chuyển dạ để giúp em bé ngăn ngừa việc nhiễm bệnh.
7. Các xét nghiệm khác
Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi: Kiểm tra mẹ có bị nhiễm virus Rubella, Cytomegalo, viêm gan B, HIV, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai… hay không. Từ đó đánh giá mức độ rủi ro cho thai kỳ, đưa ra giải pháp phòng ngừa/ hạn chế tổn thương cho bé khi sinh ra.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn