Các yếu tố làm thay đổi nguy cơ mắc ung thư vú
06:19 - 31/07/2020 Lượt xem: 669
Ung thư vú là ung thư phổ biến ở nữ giới . Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư vú. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phụ nữ sẽ bị ung thư vú. Vậy các yếu tố […]
Ung thư vú là ung thư phổ biến ở nữ giới . Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư vú. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phụ nữ sẽ bị ung thư vú. Vậy các yếu tố đó là gì? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết sau:
1. Các yếu tố nguy cơ
Sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú không có nghĩa là chắc chắn sẽ bị ung thư. Nhiều phụ nữ mang yếu tố nguy cơ nhưng không bao giờ phát triển ung thư vú.
Tuổi:
Yếu tố nguy cơ chính gây ung thư vú ở hầu hết phụ nữ là tuổi. Tỷ lệ mắc ung thư vútăng mạnh theo tuổi cho đến năm 45 – 50, sau thời điểm đó mức tăng ít hơn. Từ tuổi 75 đến 80, đồ thị biểu diễn tỷ lệ mắc bệnh đã nằm ngang và sau đó bắt đầu giảm.
Giới tính:
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ và xảy ra phổ biến gấp 100 lần ở phụ nữ so với nam giới.
Chủng tộc / sắc tộc:
Ở Hoa Kỳ, phụ nữ da trắng có tỷ lệ mắc ung thư vú cao nhất; cứ 100.000 phụ nữ thì có 124 trường hợp được chẩn đoán. Tỷ lệ ung thư vú thấp hơn ở phụ nữ da đen (113 trên 100.000), người Mỹ bản địa / thổ dân Alaska (92 trên 100.000) và phụ nữ gốc Tây Ban Nha (90 trên 100.000). Tỷ lệ này thấp nhất ở người Mỹ gốc Á / Người dân đảo Thái Bình Dương (82 trên 100.000).
Cân nặng:
Tăng cân và béo phì có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú sau mãn kinh, nhưng điều này lại không liên quan ở phụ nữ còn kinh nguyệt, mặc dù cơ chế của mối liên hệ này không rõ ràng.
Tầm vóc cao:
Tầm vóc cao có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú.
Bệnh vú lành tính:
Ngoài ung thư vú, phụ nữ có thể có các tổn thương bất thường khác tại vú . Những bất thường này có thể là sự phát triển quá mức của mô tuyến vú (còn được gọi là tổn thương tăng sinh) hoặc có thể sự tang sinh của mô sợi, giãn tuyến sữa hoặc hình thành nang (được gọi là tổn thương không tăng sinh). Phụ nữ có tiền sử tổn thương vú tăng sinh có nguy cơ mắc ung thư vú, đặc biệt nếu xuất hiện tế bào bất thường (tăng sản không điển hình).
Mật độ vú trên phim chup X-quang:
Phụ nữ có hình chụp X-quang cho thấy nhiều vùng mô dày đặc có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ có hình ảnh tuyến vú nhiều mô mỡ.
Mật độ xương cao:
Phụ nữ có đậm độ xương cao (bone mineral density – BMD) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Xương chứa thụ thể estrogen và nhạy cảm với estrogen lưu thông. Do đó, BMD có thể phản ánh mức độ estrogen lưu hành.
Tiền sử gia đình:
Tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh ung thư vú. Đặc biệt trong gia đình có mẹ, chị em gái, con gái đã bị ung thư vú hoặc buồng trứng mặc dù tỷ lệ người bệnh thuộc nhóm này chỉ khoảng 20% phụ nữ mắc bệnh ung thư vú.
Tiền sử cá nhân bị ung thư vú:
Phụ nữ có tiền sử ung thư ở một vú có nguy cơ phát triển ung thư ở vú còn lại. Nếu một phụ nữ có tiền sử ung thư biểu mô thể tại chỗ (DCIS), nguy cơ này là khoảng 5% trong 10 năm tiếp theo. Tuy nhiên, nếu là ung thư vú thể xâm lấn, nguy cơ là 1% mỗi năm đối với phụ nữ tiền mãn kinh và 0,5% mỗi năm đối với phụ nữ sau mãn kinh.
Bổ sung nội tiết tố khi đã mãn kinh:
Sử dụng lâu dài kết hợp estrogen-proestinđường uống ở phụ nữ từ 50 đến 79 tuổi làm tăng nguy cơ ung thư vú cũng như bệnh tim, đột quỵ và cục máu đông ở chân. Ngược lại, nhiều nghiên cứu đã ghi nhận rằng thuốc tránh thai đường uống không liên quan rõ ràng với việc tăng nguy cơ ung thư vú.
Tuổi bắt đầu kinh nguyệt và thời kỳ mãn kinh:
Cả hai tuổi trẻ hơn khi bắt đầu kinh nguyệt và tuổi muộn hơn khi bắt đầu mãn kinh đều làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Mang thai và cho con bú:
Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đã sinh con nhiều lần sẽ ít bị ung thư vú sau này hơn những phụ nữ chưa từng sinh con. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy điều này chỉ đúng với những phụ nữ bắt đầu có con ở độ tuổi trước 35 tuổi. Cho con bú cũng đã được tìm thấy có liên quan đến giảm nguy cơ phát triển ung thư vú; nhất là những người có thời gian cho con bú dài hơn. Phá thai không liên quan đến nguy cơ ung thư vú.
Không hoạt động thể chất:
Mặc dù không có bằng chứng trực tiếp cho thấy không hoạt động có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú, tập thể dục thể thao để bảo vệ chống ung thư vú ở cả phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh luôn được ủng hộ
Hút thuốc:
Cả hút thuốc lá thụ động và chủ động đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh. Nguy cơ này có liên quan đến việc tuổi hút thuốc sớm; thời gian dài hơn và / hoặc số năm hút thuốc cao hơn.
Rượu:
Có một mối quan hệ đáng kể giữa tiêu thụ rượu và tăng nguy cơ ung thư vú; bắt đầu bằng việc uống rượu ở mức thấp nhất là ba ly mỗi tuần. Nguy cơ dường như tăng lên khi tiêu thụ rượu và phụ gia nhiều hơn với việc sử dụng liệu pháp hormone mãn kinh. Dường như không có sự khác biệt theo loại rượu .
Chế độ ăn kiêng:
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả dẫn đến nguy cơ ung thư vú thấp hơn. Không có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ ăn nhiều ngũ cốc tinh chế, đồ ngọt và sữa giàu chất béo.
Tiêu thụ thịt đỏ:
Ăn nhiều hơn năm khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Canxi / vitamin D:
Chế độ ăn ít canxi và vitamin D có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh nhưng không phải ở phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, một nghiên cứu về những phụ nữ bổ sung chế độ ăn uống bằng vitamin D và canxi không cho thấy sự khác biệt về số lượng phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú.
Chất chống oxy hóa:
Không có bằng chứng về tác dụng của việc bổ sung vitamin A; E hoặc C hoặc beta-carotene đối với nguy cơ ung thư vú.
Đậu nành
là những chất thực vật tự nhiên có cấu trúc hóa học tương tự estrogen.
2. Các nhân tố môi trường
Phơi nhiễm với bức xạ ion hóa:
Tiếp xúc với bức xạ ion hóa vùng ngực khi còn trẻ như: điều trị bệnh ung thư hạch; những người sống sót sau bom nguyên tử hoặc tai nạn hạt nhân.
Làm việc ca đêm:
Phụ nữ làm việc vào ban đêm có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những phụ nữ không làm ca đêm. Lý do chính cho việc này vẫn đang được nghiên cứu nhưng có thể được cho là có liên quan với hormone melatonin; thường được sản xuất vào ban đêm.
Các yếu tố khác:
Dioxins và thuốc trừ sâu organochlorine như dichlorodiphenyltrichloroethane (DDT) đã được nghiên cứu. Các hợp chất này là estrogen yếu; lipophilic cao và có khả năng tồn tại trong các mô cơ thể trong nhiều năm. Tuy nhiên, mối liên quan với ung thư vú đã không được chứng minh. Ngoài ra, cấy ghép vú thẩm mỹ, trường điện từ; chăn điện và thuốc nhuộm tóc không liên quan đến nguy cơ ung thư vú.
Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm được xem là chìa khóa trong điều trị thành công ung thư vú. Bởi bằng các biện pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị; hóa chất và kết hợp với các phương pháp tiên tiến khác: liệu pháp nội tiết tố; sinh học (điều trị nhắm trúng đích), bệnh nhân ung thư vú có thể được cứu sống. Ung thư vú giai đoạn 1 thường có tỷ lệ sống cao (trên 5 năm) đạt 80-90%. Để đăng kí siêu âm tuyến vú tầm soát ung thư vú tại Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang