googleb578e89369db4e48.html

Các yếu tố thuận lợi và nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

10:44 - 09/04/2022 Lượt xem: 644 Tác giả: Thanh Nga

Băng huyết sau sinh hay băng huyết sau sổ thai hiện vẫn là một trong năm tai biến sản khoa, là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ. Tỉ lệ băng huyết sau sinh khoảng 3-5% và tăng lên đến 8-10% nếu có tiền sử băng huyết sau sinh.

1. Băng huyết sau sinh là gì?

Theo định nghĩa cổ điển, băng huyết sau sinh là khi chảy máu từ nơi rau bám với số lượng từ 500ml trở lên, trong vòng 24 giờ sau sổ thai.

Tuy nhiên, ngày nay định nghĩa này đã được mở rộng cho tất cả các nguyên nhân khác gây chảy máu sau sổ thai từ bất cứ nơi nào ở đường sinh dục.

2. Yếu tố thuận lợi và nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Chảy máu từ vị trí rau bám

Đờ tử cung:

  • Chất lượng cơ tử cung kém
  • Tử cung quá căng
  • Chuyển dạ kéo dài hoặc chuyển dạ quá nhanh
  • Giục sanh lâu với oxytocin
  • Nhiễm trùng ối
  • Gây mê
  • Giảm tưới máu đến tử cung: hạ huyết áp: xuất huyết nhiều, dẫn đầu vô cảm.

Bất thường của bánh rau

  • Sót rau
  • Rau cài răng lược
  • Rau bám bất thường: rau tiền đạo…
  • Can thiệp không đúng cách trong thời kỳ sổ rau
  • Kéo dây rốn khi rau chưa bong, đẩy đáy tử cung dẫn đến lộn tử cung

Tổn thương đường sinh dục

  • Cắt tầng sinh môn rộng
  • Rách: tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung
  • Vỡ tử cung

Rối loạn đông máu

Rau bong non, thai lưu, thuyên tắc ối, nhiễm trùng ối.

3. Triệu chứng của băng huyết sau sinh

Các dấu hiệu của băng huyết sau sinh thường và băng huyết sau sinh mổ có thể xảy ra bao gồm:

  • Chảy máu không kiểm soát: Chảy máu từ đường sinh dục ngay sau khi đẻ và sổ rau. Lượng máu chảy ra ngoài có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng. Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích, đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão;
  • Huyết áp giảm
  • Nhịp tim tăng, da xanh nhợt, khát nước
  • Vật vã, vẻ mặt hoảng hốt
  • Chân tay lạnh, vã mồ hôi
  • Giảm số lượng hồng cầu
  • Sưng và đau ở âm đạo và khu vực gần đó nếu chảy máu là do tụ máu;
  • Tử cung mềm nhão, tăng thể tích: đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, co hồi kém, không có khối cầu an toàn.

4. Tiến triển và tiên lượng

băng huyết sau sinh

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sản phụ sẽ bị mất máu nhiều dẫn đến trụy tim mạch, choáng nặng có thể dẫn đến tử vong.

Băng huyết sau sinh nặng có thể dẫn đến các biến chứng muộn như suy thận cấp, hội chứng Sheehan(hoại tử tuyến yên gây mất sữa, vô kinh, rụng lông tóc, suy giáp, suy thượng thận). Hội chứng Sheehan hiếm xảy ra, chỉ khoảng 1/10.000 ca sinh. Băng huyết sau sinh còn là một yếu tố thuận lợi cho nhiễm trùng hậu sản.

Tiên lượng phụ thuộc vào chất lượng của sự theo dõi và điều trị.

5. Phòng ngừa băng huyết sau sinh

Để giảm được tần suất và tỷ lệ tử vong do băng huyết sau sinh, cần dự phòng băng huyết trước khi nó xảy ra. Nên dự phòng cho tất cả các trường hợp sinh nở. Một số nguyên tắc dự phòng cần nhớ bao gồm:

  • Tránh chuyển dạ kéo dài, bằng cách theo dõi sát quá trình chuyển dạ, trên monitoring, cơn gò tử cung, tim thai và sự xóa mở cổ tử cung.
  • Tiêm oxytocin (10 IU) được khuyến cáo để phòng ngừa băng huyết sau sinh.
  • Sử dụng cẩn thận các loại thuốc tê, mê, giảm đau trong chuyển dạ.
  • Phòng ngừa nhiễm trùng ối, bằng thuốc kháng sinh và cần chấm dứt thai kỳ sớm
  • Điều chỉnh các rối loạn đông máu (nếu có). Bằng cách dựa vào xét nghiệm đông máu toàn bộ, số lượng tiểu cầu và hỏi kỹ tiền căn bệnh lý về máu. Cần thiết khám chuyên khoa về nội huyết học để có hướng điều trị tích cực.
  • Tìm nguyên nhân và xử trí ngay các trường hợp có cơn gò cường tính, cơn gò yếu. Một khi không thuận lợi, nên mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé;
  • Xử trí giai đoạn 3 tích cực. Hiện nay, việc tôn trọng thời gian nghỉ ngơi sinh lý của tử cung sau giai đoạn sổ thai không còn thích hợp để phòng ngừa băng huyết sau sinh. Ngược lại, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo mọi trường hợp sau sinh cần được áp dụng biện pháp xử trí giai đoạn 3 tích cực: cho oxytocin tiêm bắp ngay sau khi đầu thai vừa sổ ra khỏi âm hộ. Sau khi thai sổ hoàn toàn cần kẹp cắt dây rốn ngay rồi dùng một tay kéo dây rốn, tay còn lại để trên xương vệ đẩy đáy tử cung lên để vừa làm nhau bong vừa làm sổ nhau. Sau khi sổ nhau, xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng để giúp tử cung co hồi tốt hơn. Kiểm tra nhau kỹ lưỡng, soát lòng tử cung ngay khi nghi ngờ có sót nhau. Kiểm tra đường sinh dục nếu có thực hiện thủ thuật, kiểm tra tử cung nếu có vết mổ cũ.
  • Phụ nữ cần lập kế hoạch có thai để có thời gian sức khỏe hồi phục, nuôi dạy con tốt, với các biện pháp đặt vòng sau sinh, uống thuốc tránh thai, dùng bao cao su.
  • Khi có thai, cần khám thai định kỳ. Bác sĩ sẽ cung cấp viên thuốc sắt và acid folic trong suốt thai kỳ để phòng ngừa thiếu máu. Điều này sẽ giúp cho băng huyết sau sinh nếu có xảy ra sẽ ít gây ra các biến chứng nặng hơn;
  • Đặc biệt lưu ý các sản phụ nguy cơ cao. Nên theo dõi sát sản phụ ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện khi có dấu hiệu băng huyết sau sinh xảy ra, kịp thời tìm nguyên nhân và xử trí sớm.

Ngoài tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao cho mẹ bầu, băng huyết sau sinh còn gây ra các di chứng thứ phát quan trọng khác như hội chứng suy hô hấp ở người trưởng thành, sốc, đông máu nội mạch lan tỏa, suy thận cấp, mất khả năng sinh sản và hoại tử tuyến yên. Vì vậy cần hết sức cảnh giác với hiện tượng này.

Chăm sóc sau sinh là một quá trình liên tục, toàn diện cho cả mẹ và bé, kể cả sinh thường hay sinh mổ thì phụ nữ đều cần thời gian phục hồi để đảm bảo không có biến chứng sau sinh xảy ra. Băng huyết sau sinh là bệnh lý nguy hiểm cần sớm được thăm khám, điều trị, nếu không được cấp cứu kịp thời người mẹ sẽ bị mất máu, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Sau sinh mổ có được nằm sấp không?
Dấu hiệu sót nhau thai sau sinh mẹ cần biết
Mẹ sinh mổ - Ăn gì nên và không nên
Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục