googleb578e89369db4e48.html

Cách chăm sóc trẻ thalassemia-tan máu bẩm sinh tại nhà

01:27 - 28/04/2020 Lượt xem: 778

Thalassemia là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hay tan máu bẩm sinh. Biểu hiện chính của bệnh là thiếu máu. Bệnh thalassemia gây ra những biến chứng nặng nề và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.  1. Thalassemia là bệnh gì? Thalassemia (bệnh thiếu máu tan máu bẩm sinh) là […]

Thalassemia là bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hay tan máu bẩm sinh. Biểu hiện chính của bệnh là thiếu máu. Bệnh thalassemia gây ra những biến chứng nặng nề và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. 

1. Thalassemia là bệnh gì?

Thalassemia (bệnh thiếu máu tan máu bẩm sinh) là bệnh di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu.

Thành phần chính của hồng cầu là huyết sắc tố. Huyết sắc tố bình thường gồm hai chuỗi globin α và hai chuỗi globin β với tỉ lệ 1/1. Khi thiếu hụt một trong hai sắc tố trên sẽ làm thiếu huyết sắc tố, làm thay đổi đặc tính của hồng cầu khiến hồng cầu dễ vỡ (gọi là tan máu).

bệnh tan máu bẩm sinh

Quá trình tan máu hay vỡ hồng cầu diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời người bệnh, gây ra tình trạng thiếu máu mạn tính và ứ đọng sắt trong cơ thể bắt đầu từ lúc tuổi còn rất nhỏ.

2. Tỷ lệ mắc bệnh tan máu bẩm sinh ở Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam, ước tính có khoảng 10 triệu bệnh nhân đang mang gen bệnh thiếu máu huyết tán, tỷ lệ thường cao hơn ở một số tỉnh, thành phố và một số dân tộc như:

    • Stiêng (khoảng 63,9%)
    • Êđê (khoảng 32,2%)
    • Khmer (khoảng 28,2%)
    • Mường (khoảng 21,74%).

Số trường hợp thalassemia thể nặng cần điều trị thường xuyên là trên 20.000 người, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra có mang gen bệnh.

3. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân Tan máu bẩm sinh

Người bệnh Thalassemia hoàn toàn có thể sinh hoạt, làm việc, kết hôn và thậm chí sinh con khi được điều trị đầy đủ, liên tục, tuân thủ theo các phác đồ điều trị và có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý.

    • Bệnh thalassemia nên ăn gì?

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thalassemia, cần lưu ý bổ sung các thức ăn giàu dinh dưỡng.

Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm (bao gồm sò, củ cải đường, đậu nành…).

Người mắc bệnh này dễ gặp tình trạng dư thừa sắt, do đó không nên ăn thức ăn chứa nhiều sắt (như thịt bò, mộc nhĩ, rau cải xoong).

người bệnh thalassemia không nên ăn thức ăn chứa nhiều sắt
người bệnh thalassemia không nên ăn thức ăn chứa nhiều sắt

Hạn chế các thực phẩm, nước uống giàu vitamin C như cam, bưởi…

Bệnh nhân có thể uống 1 cốc nước chè xanh sau bữa ăn.

    • Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân thalassemia

Có thể sinh hoạt bình thường, nhưng hạn chế lao động nặng và thực hiện các hoạt động gắng sức.

Vận động, tập luyện với các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp.

Tránh để xảy ra nhiễm trùng: Thực hiện rửa tay thường xuyên, tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ.

3. Làm sao hạn chế bệnh tan máu bẩm sinh?

    • Tư vấn tiền hôn nhân: Các cặp đôi nên thực hiện thăm khám và xét nghiệm bệnh Thalassemia trước khi kết hôn.
    • Nếu cả vợ và chồng cùng mang một thể bệnh Thalassemia và đã có thai; nên được chẩn đoán trước sinh trong tuần thai thứ 12 – 18 tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
    • Nếu trường hợp cả hai người cùng mang một thể bệnh Thalassemia và muốn đi đến hôn nhân, nên được tư vấn trước khi quyết định có thai.
    • Quá trình thăm khám và tư vấn nên được các bác sĩ chuyên khoa huyết học, nhi khoa và di truyền thực hiện.

Bệnh thalassemia là bệnh hoàn toàn có thể hạn chế và phòng tránh được. Do đó, việc tìm hiểu và được tư vấn, tầm soát gen bệnh từ sớm, trước khi kết hôn sẽ hạn chế được nguy cơ sinh ra những em bé mang gen bệnh, từ đó góp phần đảm bảo chất lượng dân số cho toàn cộng đồng.

Để được xét nghiệm máu phát hiện bệnh thalassemia cũng như tư vấn, khám tiền sản các bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone