Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn khi sinh thường

07:05 - 10/01/2021 Lượt xem: 419

Bạn có thể bị đau sau khi rạch tầng sinh môn. Thỉnh thoảng, một số vấn đề có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn như vết khâu tầng sinh môn bị hở, bị rách, đứt chỉ , vết khâu bị mưng mủ, bị ngứa… Vì vậy, việc chăm sóc đúng vết khâu […]

Bạn có thể bị đau sau khi rạch tầng sinh môn. Thỉnh thoảng, một số vấn đề có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn như vết khâu tầng sinh môn bị hở, bị rách, đứt chỉ , vết khâu bị mưng mủ, bị ngứa… Vì vậy, việc chăm sóc đúng vết khâu tầng sinh môn sau sinh là kiến thức mọi người cần biết để tránh nhiễm trùng và tăng tốc độ chữa lành các cơ trực tràng và vùng chậu. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giảm đau và nhanh lành vết khâu hiệu quả.

1. Rạch tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn là một vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ ở nữ. Về mặt giải phẫu, tầng sinh môn là khu vực nằm giữa xương mu và xương cụt, bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. Có nhiều cách xác định khác nhau nên trong một số trường hợp vùng xung quanh hậu môn cũng là một phần của tầng sinh môn.

Rạch tầng sinh môn thường xảy ra trong lần sinh con đầu bằng phương pháp sinh thường, đây là phương pháp cắt vùng da phía âm đạo xuống dưới hậu môn (vùng đáy chậu) để tạo khoảng rộng cho em bé có thể chui ra dễ dàng hơn. Phương pháp này giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn và hạn chế được tình trạng rách âm đạo do rặn đẻ đồng thời tránh được những rắc rối về sau cho mẹ.

2. Nguyên nhân thai phụ phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường là vì:

rạch tầng sinh môn vì ngôi mặt

      • Tầng sinh môn của người mẹ cứng, dày, hẹp; âm hộ và tầng sinh môn phù nề do chuyển dạ kéo dài, thăm khám nhiều.
      • Trong các bệnh lý của mẹ cần cho thai phải sổ nhanh để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ: như suy tim, tiền sản giật, cao huyết áp.
      • Thai nhi có chỉ số to toàn bộ hoặc đầu to.
      • Thai nhi có một số kiểu sổ bất thường như: sổ chẩm cùng, ngôi mặt, ngôi mông.
      • Thai non tháng, thai có nguy cơ bị ngạt.
      • Rạch tầng sinh môn khi làm các thủ thuật như forceps, giác hút, đỡ sinh ngôi mông…

3. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

      • Vết khâu tầng sinh môn có thể bị đau nhiều, do vậy bạn có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và giảm viêm sưng.
      • Nếu bị đau khi ngồi, bạn nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng để giúp bạn thoải mái hơn.
    • Chế độ dinh dưỡng sau rạch tầng sinh môn
      • Giữ vết khâu sạch sẽ và khô ráo theo lời khuyên của bác sĩ; đặc biệt là sau khi tiểu tiện. Nếu việc đại tiện khiến bạn đau nhiều, bạn nên dùng thuốc làm mềm phân trước.
      • Giữ vùng vết khâu khô ráo và sạch sẽ. Bạn nên rửa vùng này nhanh bằng vòi sen và lau khô nhẹ nhàng. Không nên thụt rửa, tắm bồn hay quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ cho phép. Bạn cũng có thể hạn chế vận động mạnh để tránh gây tổn hại cho vết thương.
      • Lau vùng này cẩn thận từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn.
      • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động đi lại nhẹ nhàng
      • Tập bài tập sàn chậu thường xuyên hơn để giúp máu lưu thông và thúc đẩy lành vết thương.
      • Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên và đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu.
      • Điều quan trọng là bạn cần nghỉ ngơi để vết thương nhanh lành. Bạn có thể di chuyển xung quanh nhà để tăng lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn và giúp vết khâu mau lành hơn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là địa chỉ khám thai và khám phụ khoa uy tín được nhiều người tin tưởng lựa chọn để theo dõi thai kỳ và kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ. Để đặt lịch khám, quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục
Tại sao sinh mổ không nên đặt vòng tránh thai?
Gợi ý thực đơn giảm cân sau sinh cho mẹ về dáng nhanh
Bí quyết lấy lại vóc dáng sau sinh thon gọn
Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?