googleb578e89369db4e48.html

Cách khắc phục chứng chán ăn hậu COVID-19

14:54 - 21/03/2022 Lượt xem: 757 Tác giả: Thanh Nga

Có rất nhiều người dù đã được xác định khỏi bệnh COVID-19 nhưng vẫn còn các triệu chứng kéo dài như đau đầu, mất ngủ, thay đổi khứu giác hoặc vị giác làm giảm cảm giác khi ăn uống, dẫn đến không muốn ăn, suy dinh dưỡng. Làm gì để khắc phục tình trạng này? Cảm giác chán ăn hậu COVID-19 có thể được cải thiện khi bạn chú ý đến một số điều chỉnh đơn giản trong bữa ăn hàng ngày của mình.

1. Chia từng bữa nhỏ

Hậu COVID-19, khi cơ thể vẫn còn mệt mỏi và cảm giác chán ăn, việc phải ăn nhiều trong một bữa ăn có thể khiến người bệnh cảm thấy ngán và khó tiêu hóa, dễ bị buồn nôn.

Nếu chia ra từng khẩu phần nhỏ, ăn thành nhiều bữa, bạn sẽ không thấy lượng thức ăn quá nhiều và vẫn có thể cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

2. Dùng đĩa lớn hơn

Đựng thức ăn trong bát, đĩa to sẽ tạo cảm giác thức ăn trở nên ít đi, tạo cảm giác thoải mái và bạn sẽ thấy không phải quá sức để xử lý hết cả chỗ thức ăn trên đĩa nữa.

3. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ

chán ăn sau hậu covid-19

Ăn các món chiên rán với nhiều dầu mỡ sẽ khiến bạn cảm thấy ngấy và cảm giác chán ăn sang cả những món khác.

4. Thêm gia vị cho món ăn

Để tạo thêm hương vị, kích thích cảm giác thèm ăn bạn có thể thêm một ít quế vào thức uống hoặc trong bất kỳ đĩa thức ăn nào yêu thích. Quế và các loại gia vị khác sẽ có lợi cho quá trình tiêu hóa, khiến bạn ăn nhiều hơn.

5. Ăn cùng gia đình

Sau khoảng thời gian phải cách ly mọi người, lúc này bạn nên ăn uống cùng gia đình. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bạn có thể sẽ ăn nhiều hơn khi trò chuyện và thưởng thức một bữa ăn vui vẻ cùng mọi người.

6. Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Người sau điều trị COVID-19 thường mệt mỏi, chán ăn vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, chú ý bảo đảm dinh dưỡng, nên chọn những thực phẩm giàu protein có giá trị sinh học cao và cung cấp các axit amin thiết yếu, tránh ăn quá no có thể gây khó thở. Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu như cháo, súp, canh hầm…

7. Thường xuyên thay đổi thực đơn

Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn sẽ ngon hơn. Tăng cường bổ sung sữa và các sản phẩm của sữa 2 cốc/ngày, vì sữa có đủ các thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu phù hợp với người mới khỏi bệnh. Đặc biệt với sữa năng lượng cao, làm cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi.

Nguồn tham khảo: Báo Sức khỏe & đời sống

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ; với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
TIN VUI: Bạn vẫn còn cơ hội tiêm phòng HPV
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
viêm thận - bể thận cấp bệnh lý không thể coi thường