googleb578e89369db4e48.html

Cách làm giảm táo bón khi mang thai

15:23 - 05/10/2021 Lượt xem: 651 Tác giả: Thanh Nga

Táo bón khi mang thai tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến cho các bà bầu đã nhạy cảm lại càng thêm mệt mỏi và khó chịu. Táo bón kéo dài có nguy cơ gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. Vậy với bà bầu thì làm thế nào để trị táo bón một cách hiệu quả - an toàn nhất? Hãy cùng phòng khám sản 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết sau:

1. Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thể bị táo bón vì những lý do thường gặp như:

  • Không ăn đủ chất xơ - chẳng hạn như: trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Không uống đủ nước.
  • Không tập thể dục,hoặc ít vận động, đặc biệt nếu bạn làm những công việc văn phòng, ngồi nhiều.

Bên cạnh đó, khi bạn mang thai các hormone progesterone hoạt động mạnh làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa của bạn.

Sử dụng thuốc sắt hoặc bổ sung vitamin cho bà bầu có chứa sắt có thể khiến bạn bị táo bón.

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, kích thước và trọng lượng của thai nhi tăng lên, gây áp lực lên trực tràng (đây là đoạn cuối cùng của ruột nơi chất thải được lưu trữ cho đến khi bạn sẵn sàng để thải ra), có thể làm chậm quá trình giải phóng chất thải ra ngoài.

2. Triệu chứng

Mẹ bầu bị táo bón khi có những triệu chứng sau đây:

  • Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần
  • Phân biểu hiện cứng và khô
  • Cảm giác đi tiêu không trọn vẹn, bị tắc nghẽn hoặc bị cản trở.
  • Căng thẳng trong thời gian đi tiêu của bản thân.

3. Khi bị táo bón mẹ có nên rặn không?

táo bón khi mang thai

Đối với bà bầu thì câu trả lời chắc chắn sẽ là không rồi, bởi:

  • Nếu rặn mạnh thì sẽ gây ra sự kích thích các cơ co của tử cung, rất dễ dẫn đến sảy thai trong những tháng đầu của thai kỳ, hoặc nếu bạn đang trong những tháng cuối thai kỳ thì rất dễ bị sinh non.
  • Đồng thời, việc cố rặn để đẩy phân ra ngoài cơ thể có thể sẽ dẫn đến tình trạng bà bầu bị nứt kẽ hậu môn, gây viêm và đi kèm theo triệu chứng là đi đại tiện ra máu…

4. Cách làm giảm tình trạng táo bón khi mang thai

Táo bón khi mang thai thật sự gây ra rất nhiều đau đớn, khó chịu cho mẹ bầu, dễ khiến các mẹ gặp căng thẳng, áp lực tâm lý lớn khi mang thai. Cho nên, khi gặp hiện tượng này, bạn cần phải biết phương pháp để điều trị bệnh tốt nhất:

  • Để cải thiện tình hình, cách tốt nhất là mẹ bầu nên thiết lập một chế độ ăn thật cân bằng, bổ sung thêm nhiều chất xơ như các loại ngũ cốc, các loại rau xanh, trái cây tươi, cám, đậu…
  • Uống nhiều nước (ít nhất là 2l nước mỗi ngày) và đặc biệt tránh xa những loại đồ uống có chứa chất kích thích.
  • Tập các bài tập thể dụng nhẹ nhàng, thường xuyên.
  • Rèn luyện và tập cho mình thói quen đi vệ sinh đúng giờ, thời điểm tốt nhất là buổi sáng và sau các bữa ăn trong ngày bởi lúc này trực tràng có nhu động mạnh nhất.
  • Nếu cần đến sự hỗ trợ của thuốc hay thì hãy tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn đang dùng chất bổ sung vitamin có chứa sắt, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để đổi loại khác nếu tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng. Nếu những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống của bạn không cải thiện tình trạng táo bón ở các giai đoạn thai kỳ thì bác sĩ của bạn có thể kê toa thuốc nhuận tràng an toàn để sử dụng trong thai kỳ. Để đăng ký khám và tư vấn thai sản tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, quý khách có thể đăng ký TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá điện tử đối với thai nhi
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?