googleb578e89369db4e48.html

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho mẹ bầu

08:51 - 31/08/2020 Lượt xem: 363

Thời tiết nóng bức và mưa nhiều vào mùa hè ở nước ta là điều kiện cực kì lý tưởng cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Nếu không phòng tránh muỗi đốt, mẹ bầu vốn đã có sức đề kháng kém sẽ là đối tượng rất dễ mắc sốt xuất huyết. Việc […]

Thời tiết nóng bức và mưa nhiều vào mùa hè ở nước ta là điều kiện cực kì lý tưởng cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Nếu không phòng tránh muỗi đốt, mẹ bầu vốn đã có sức đề kháng kém sẽ là đối tượng rất dễ mắc sốt xuất huyết.

Việc mắc sốt xuất huyết ở bà bầu vô cùng nguy hiểm. bệnh có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai nhẹ cân. Trong đó, một tỷ lệ nhỏ mẹ có thể truyền Virus sang thai nhi; thậm chí là đe doạ tính mạng của người mẹ. Vậy làm thế nào để mẹ bầu có thể phòng tránh sốt xuất huyết ? Dưới đây là một số cách phòng bệnh sốt xuất huyết mẹ bầu cùng tham khảo nhé !

1. Hãy tiêu diệt “thủ phạm” truyền bệnh

Muỗi vằn là trung gian phát tán mầm bệnh, để không để bị muỗi đốt, điều tốt nhất chúng ta nên làm là diệt chúng tận gốc. Để bệnh sốt xuất huyết không có cơ hội lây lan, phát tán thành dịch, bạn nên:

      • Triệt tiêu nơi đẻ trứng của muỗi bằng cách đậy kín các lu vại chứa nước hoặc tất cả dụng cụ đựng nước quanh nhà.
      • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là với những dụng cụ chứa nước. Thu gom các vật phế thải không sử dụng; sắp xếp đồ đạc gọn gàng để hạn chế nơi trú ẩn của muỗi trong nhà.
      • Việc phát quang bụi rậm quanh nhà cũng góp phần giảm nơi trú ngụ của muỗi. Nếu có thể, bạn nên trồng thêm các loại cây có tinh dầu như hương thảo, bạc hà… để muỗi không đến gần.
      • Sử dụng các loại thuốc xịt muỗi, vợt điện để diệt muỗi, tinh dầu chống muỗi… nhưng cần để chúng xa tầm tay trẻ em.
Tiêu diệt muỗi bằng cách phun thuốc diệt muỗi định kỳ

2. Phòng chống muỗi đốt

Bệnh sốt xuất huyết có lây không thì còn phụ thuộc vào việc ngăn ngừa muỗi đốt. Cần chú ý cả đến vấn đề phòng chống muỗi đốt khi trong nhà có người mắc bệnh sốt xuất huyết; vì người bệnh chính là ổ bệnh, còn muỗi vằn lại là kẻ phát tán bệnh.

Một số biện pháp để không bị muỗi đốt như:

      • Mặc quần áo dài tay sáng màu, vì muỗi chỉ yêu thích những màu tối và việc mặc áo dài tay sẽ tạo một lớp bảo vệ mỏng trên da bạn.
      • Thoa vitamin B1 cũng là mẹo để muỗi không đến gần; muỗi rất ghét mùi vị của loại vitamin này.
      • Ngủ màn, kể cả ban ngày.
      • Sốt xuất huyết có lây không là thắc mắc của không ít người. Khi chúng ta thực sự hiểu rõ về bệnh, cách thức lây truyền thì sẽ không có bất cứ nhầm lẫn nào xảy ra với việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh.
Phòng bệnh sốt xuất huyết mẹ bầu
Mẹ bầu phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách sịt thuốc chống muỗi an toàn cho mẹ bầu

3. Tăng cường sức đề kháng

      • Trong chế độ ăn mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản: đạm động vật. Tinh bột, chất béo có lợi và khoáng chất.
      • Mẹ bầu cần uống đủ nước từ 1,5-2l/ ngày.
      • Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi là các loại thực phẩm rất cần thiết bổ sung vitamin và khoáng chất tự nhiên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng tự thân của người bệnh, từ từ đẩy lùi bệnh tật. Bên cạnh đó, nước ép rau củ tươi còn có tác dụng giảm đau nhẹ cho người bệnh nhờ lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.
      • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như hoa quả cam, bưởi, ổi, sữa chua…
      • Tập thể dục, yoga nhẹ nhàng để cơ thể luôn khỏe mạnh.
dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng

Lưu ý:

Bệnh sốt xuất huyết ở mẹ bầu rất khó chẩn đoán vì lúc này tình trạng pha loãng máu lúc mang thai làm che lấp đi hiện trạng cô đặc máu.

Vì vậy nếu mẹ bầu thấy có dấu hiệu nghi ngờ như sốt cao đột ngột; kèm dấu hiệu mệt mỏi, nhức đầu và đau sau hốc mắt, đau bụng, buồn nôn, đau vùng thượng; người bệnh còn bị đau họng và tiêu chảy. Thì mẹ bầu cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

 

 

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết