googleb578e89369db4e48.html

Cách phòng bệnh thông liên nhĩ

01:34 - 22/03/2020 Lượt xem: 379

Bệnh thông liên nhĩ là một dị tât bẩm sinh của tim. Khi mắc phải bệnh lý này, tim bệnh nhân sẽ có một lỗ hở ở vách ngăn giữa tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái. Lỗ hở ở vách ngăn này sẽ tạo ra một luồng thông từ trái sang phải làm cho […]

Bệnh thông liên nhĩ là một dị tât bẩm sinh của tim. Khi mắc phải bệnh lý này, tim bệnh nhân sẽ có một lỗ hở ở vách ngăn giữa tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái. Lỗ hở ở vách ngăn này sẽ tạo ra một luồng thông từ trái sang phải làm cho máu ở hai bên của tim hòa trộn vào nhau. Điều này khiến cho máu ít oxy được bơm đi nuôi cơ thể, còn máu giàu oxy thì truyền về phổi. Sự tuần hoàn bất thường này có thể gây ra tình trạng tăng áp phổi. Thông liên nhĩ có thể được chẩn đoán sớm bằng siêu âm từ tuần 20 của thai kỳ.

1. Nguyên nhân bị bệnh thông liên nhĩ

Nguyên nhân bị thông liên nhĩ vẫn chưa được biết rõ nhưng trẻ có thể mắc bệnh do di truyền hoặc do một số yếu tố khác tác động lên người mẹ khi đang mang thai, ví dụ như:

  • Môi trường sống
  • Chế độ ăn uống
  • Các loại thuốc mà người mẹ sử dụng…

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thông liên nhĩ

Tình trạng sức khỏe của người mẹ khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ thai nhi mắc bệnh thông liên nhĩ như:

  • Mắc Rubella: mắc bệnh Rubella đặc biệt trong những tháng đầu của thai kì sẽ làm tăng nguy cơ mắc tim bẩm sinh nói chung.
  • Hút thuốc lá, lạm dụng rượu trong khi mang thai
  • Béo phì
  • Đái tháo đường thai kì
  • Bố mẹ bị bệnh lí tim bẩm sinh
  • Mẹ bị bệnh hệ thống: Lupus ban đỏ
  • Bệnh phenylceton niệu (PKU)
  • Dùng một số loại thuốc, tiếp xúc với hóa chất độc hại…trong quá trình mang thai cũng có thể tăng nguy cơ xuất hiện khuyết tật ở tim và gây hại đến bào thai.

3. Triệu chứng của bệnh thông liên nhĩ

Cách phòng bệnh thông liên nhĩ

Khi mắc bệnh thông liên nhĩ, bạn có thể sẽ không bắt gặp triệu chứng gì trừ khi lỗ hở vách ngăn lớn (lớn hơn 5 mm) hoặc mắc phải khuyết tật khác ở tim.

Nếu lỗ hở lớn, các triệu chứng sau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào sau khi sinh:

  • Khó thở, đặc biệt là khó thở khi gắng sức
  • Đánh trống ngực (ở người trưởng thành)
  • Nhiễm trùng đường hô hấp (ở trẻ em)
  • Thở gấp khi vận động.
  • Dấu hiệu của suy tim phải: phù chân, gan to, tĩnh mạch cổ nổi
  • Rối loạn nhịp tim: có thể gặp rung nhĩ, cuồng nhĩ. Bệnh nhân có thể thấy tim đập không đều, đập rất nhanh, hồi hộp
  • Nghe tim thấy tiếng thổi ở ổ van động mạch phổi do tăng lưu lượng máu từ thất phải lên phổi
  • Đột quỵ não do tắc mạch nghịch thường: khi shunt là phải-trái, các huyết khối từ chi dưới, vùng chậu, mảnh sùi van tim bên phải… có thể theo dòng shunt từ phải sang trái làm tắc mạch não gây đột quỵ từ mức độ nhẹ đến nặng
  • Đau đầu Migraine: liên quan đến dòng shunt phải-trái. Cơ chế nào mà khi shunt trở thành phải-trái có thể gây đau đầu còn chưa được biết rõ.
  • Tím: khi dòng máu đảo chiều không còn đi từ trái sang phải mà ngược lại từ phải sang trái sẽ gây triệu chứng tím trên lâm sàng. Tím môi, niêm mạc, ngón tay dùi trống..Khi tăng áp lực phổi cố định sẽ trở thành hội chứng Eissenmenger trên lâm sàng

4. Phòng ngừa bệnh thông liên nhĩ

  • Tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai
  • Tránh tụ tập nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại.
  • Giảm cân trước khi mang thai nếu thừa cân
  • Chế độ ăn lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng
  • Không sinh con khi tuổi >35
  • Tránh các nguồn lây bệnh khi mang thai
  • Kiểm soát tốt đường huyết
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia khi mang thai
  • Không tự ý dùng thuốc, mà phải dùng theo chỉ định của bác sĩ

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm siêu âm chẩn đoán hình ảnh dị tật tim bẩm sinh thai nhi rất sớm. Nếu có thắc mắc, bạn có thể liên hệ với phòng khám qua Zalo: 0342.318.318 hoặc đặt lịch khám bác sĩ qua Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN để được giải đáp.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?