Cách phòng ngừa dị tật sứt môi hở hàm ếch
05:04 - 22/09/2020 Lượt xem: 1246
Sứt môi và hở hàm ếch là các khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em. Tại Việt Nam, trong 800 trẻ sinh ra đời thì có 1 trẻ bị mắc tật này. Nguyên nhân là do các mô miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong quá trình phát triển […]
Sứt môi và hở hàm ếch là các khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em. Tại Việt Nam, trong 800 trẻ sinh ra đời thì có 1 trẻ bị mắc tật này. Nguyên nhân là do các mô miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong quá trình phát triển của thai nhi. Vậy có cách nào để phòng ngừa dị tật này không ? Chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Ảnh hưởng của sứt môi, hở hàm ếch đến sức khỏe của trẻ
Dị tật bẩm sinh sứt môi, hở hàm ếch không chỉ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ. Thực tế, bất kì khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe. Sứt môi hở hàm ếch không những khiến việc ăn uống khó khăn; thính giác kém hơn mà còn ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng cũng như việc phát âm.
Bé ăn uống khó khăn
Nếu bé chỉ bị sứt môi nhẹ thì việc cho bé ăn không có nhiều khác biệt. Nhưng nếu bé bị hở hàm ếch thì việc cho ăn thực sự là 1 thử thách lớn cho cả 2 mẹ con. Bé không thể bú được bình và ti mẹ, dễ bị sặc sữa do hở hàm ếch
Trẻ bị sứt môi hở hàm ếch sẽ cần có bình sữa với núm vú chuyên dụng để việc bú sữa được thuận lợi hơn. Các mẹ nên chọn loại bình chống sặc cho bé. Trong lúc bé bú bình, mẹ hãy nhẹ nhàng bóp phần núm vú giả để bé dễ ăn hơn.
Vì trẻ ăn uống khó khăn nên mẹ cần chú ý theo dõi kĩ cân nặng của trẻ; tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để có sự chăm sóc tốt nhất cho con.
Sự tích tụ chất lỏng và mất thính giác ở tai giữa
Nhiều trẻ bị hở hàm ếch có nguy cơ tích tụ dịch ở tai giữa. Chất lỏng này không thể đi qua ống vòi nhĩ như bình thường. Do đó nó có thể dẫn đến nhiễm trùng tai và thậm chí mất thính giác. Vì vậy, trẻ em bị hở hàm ếch thường cần ống tai được đặt trong màng nhĩ của chúng để giúp thoát dịch và cải thiện thính lực.
Trẻ em bị hở hàm ếch phải được kiểm tra tai và thính giác 1-2 lần mỗi năm; hoặc nhiều hơn nếu trẻ có vấn đề về thính giác.
Gặp các vấn đề về răng miệng
Trẻ SMHHE thường gặp các vấn đề liên quan đến răng. Bao gồm: răng nhỏ, thiếu răng, thừa răng (còn gọi là răng kép), hoặc răng mọc lộn xộn không đúng vị trí.
Do phần lợi ngắn (hoặc rách, hở lợi) hoặc do phần xương hàm (nơi chân răng “cắm” vào) bị khiếm khuyết sẽ làm xoay chân răng vĩnh viễn khiến răng mọc lộn xộn; hoặc khiến răng không thể mọc lên. Trường hợp nhẹ nhất là bé sẽ mọc răng khểnh ở chỗ lợi bị ngắn.
Các mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ thường xuyên để kiểm tra sự phát triển của răng lợi. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra thì cũng sẽ có hướng giải quyết sớm nhất.
Ảnh hưởng đến phát âm
Do việc hở vòm miệng và môi, chức năng cơ có thể bị suy giảm, nên bé có thể bị chậm nói hoặc nói ngọng.
Trẻ chỉ bị hở môi sẽ ít có nguy cơ mắc các vấn đề về phát âm hơn so với trẻ bị hở vòm (thường bị chẻ lưỡi gà).
Kể cả sau khi tiến hành phẫu thuật vá vòm, vẫn có tỉ lệ 1 trong 5 trẻ hở vòm gặp vấn đề trong giọng nói. Điều này là do vòm miệng không “di chuyển” đủ trơn tru nên không khí vẫn bị lọt lên khoang mũi, khiến giọng giống giọng mũi.
2. Cách phòng ngừa dị tật sứt môi, hở hàm ếch
Sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh có thể nói là không thể ngăn chặn được trong nhiều trường hợp, nhưng nên thực hiện những điều sau để giảm thiểu nguy cơ cho mẹ và bé:
Xem xét các tư vấn về di truyền:
Nếu gia đình bạn có tiền sử bị sứt môi hoặc hở hàm ếch, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bạn bắt đầu có thai. Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu những nhà tư vấn di truyền nhằm giúp bạn xác định nguy cơ đứa trẻ sinh ra có thể bị sứt môi hoặc hở hàm ếch hay không.
Xét nghiệm chọc ối hoặc xét nghiệm di truyền khác theo chỉ định bác sĩ:
Gia đình có tiền sử mắc dị tật sứt môi, hở hàm ếch; mẹ bị cúm kèm sốt cao trong 3 tháng đầu kết hợp đo độ mờ da gáy cao thì nên thực hiện các xét nghiệm chọc ối để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Tiếp nhận các loại vitamin dùng trước khi sinh:
Uống vitamin tổng hợp trước khi mang thai và trong giai đoạn mang thai có thể sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, kể cả sứt môi và hở hàm ếch. Nếu bạn có dự định mang thai sớm; hãy bắt đầu dùng vitamin trước khi sinh ngay bây giờ.
Không sử dụng các chất kích thích hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại trong giai đoạn mang thai:
Sử dụng thuốc lá và các chất có cồn trong giai đoạn này sẽ làm gia tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh; nhất là sứt môi hoặc hở hàm ếch. Bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất cần thiết khi mang thai để đảm bảo cả bạn và thai nhi trong bụng đều luôn khỏe mạnh.
Chuẩn bị sức khỏe tốt và không sử dụng thuốc bừa bãi:
Để phòng tránh dị tật ở thai nhi, cha mẹ chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi có thai. Trong thời gian mang thai, bà mẹ cần chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý; sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ và khám thai định kì. Khi có bất cứ dấu hiệu hay nghi vấn gì nên đến các cơ sở y tế thăm khám để luôn chắc chắn bé đang trong một thai kỳ khỏe mạnh.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại quận Cầu Giấy – Hà Nội. Với hệ thống tòa nhà 7 tầng khang trang, hệ thống máy siêu âm – xét nghiệm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật đưa ra định hướng cho mẹ bầu an tâm.
Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn
Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.