googleb578e89369db4e48.html

Cách phòng ngừa rỉ ối khi mang thai

09:28 - 27/03/2021 Lượt xem: 773

Dấu hiệu rỉ ối trong thai kỳ có thể là một báo hiệu nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Cho nên, mẹ bầu cần nằm lòng các dấu hiệu bị rỉ ối để kịp thời xử lý, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi được phát triển tốt nhất và chào đời an toàn. Dưới đây là một số nguy cơ và cách phòng ngừa rỉ ối các mẹ bầu cùng tham khảo nhé!

1. Rỉ ối mẹ bầu mang đến những nguy cơ tiềm ẩn nào?

Rỉ ối ở mẹ bầu đều dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Đặc biệt khi nước ối rỉ ra có những màu sắc bất thường dưới đây:

  • Màu nâu nhạt hoặc màu hồng: Đây là dấu hiệu của chuyển dạ, bà bầu cần được đưa đến bệnh viện ngay bởi nước ối có thể bị vỡ ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi đi kèm các cơn co tử cung với tần suất tăng dần.
  • Màu vàng sẫm: Đây là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang bị bệnh suy tim mạn tính, cần kịp thời thăm khám để ngừa nguy cơ suy thai cấp trong quá trình chuyển dạ.
  • Màu đỏ nâu: Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang nguy hiểm, mẹ bầu cần được cấp cứu ngay.
  • Màu xanh đục và mùi hôi: Đây có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn màng ối, em bé có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, cần kịp thời xử lý.
  • Màu xanh rêu: Đây là dấu hiệu của mẹ bầu đã từng bị suy thai, mẹ bầu cần được theo dõi để ngăn ngừa tình trạng này lặp lại.
  • Màu vàng: Đây là dấu hiệu cho biết mẹ bầu đang bị thiếu máu hoặc thai nhi đang phát triển chậm.

2. Nguyên nhân bệnh Rỉ ối

  • Nguyên nhân viêm nhiễm trước hoặc trong thời kì mang thai
  • Nguyên nhân do thai phụ gặp phải những bất thường về túi ối; khiến màng ối ngày càng mỏng đi, dẫn đến rò rỉ nước ối.
  • Những thai phụ có ngôi thai bất thường, khung xương chậu hẹp, đa thai, đa ối, viêm màng ối, bánh nhau bám vị trí không tốt trên thành tử cung hoặc là hở eo tử cung.
  • Không rõ nguyên nhân

3. Dấu hiệu hiện tượng rỉ ối

Rỉ ối có thể xuất hiện ít hoặc nhiều nhưng dễ khiến nhiều mẹ bầu nhầm lẫn với dịch âm đạo hoặc nước tiểu. Để phân biệt đâu là nước tiểu, dịch âm đạo, đâu là nước ối; mẹ bầu có thể quan sát theo các dấu hiệu nhận biết dưới đây:

  • Nước ối có màu trong suốt, có thể cảm giác giống như dòng nước ấm chảy ra. Nước tiểu có màu hơi vàng đến vàng, dịch âm đạo màu sắc như nước gạo, vàng hoặc xanh, hơi nhầy
  • Nước ối có mùi đặc trưng riêng, khác với dịch âm đạo có mùi tanh nhẹ hoặc hơi hôi; nước tiểu mùi nồng của amoniac.
  • Rò nước ối thường gây thấm ướt quần lót; dịch âm đạo tạo nên chất nhầy đáy quần; thấm ướt quần ở số lượng ít.

Bên cạnh đó, khi mẹ bầu nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám: sốt nhẹ, đau vùng tử cung, tim đập nhanh bất thường, mẹ bầu bị sụt cân, đặc biệt khi dịch âm đạo, nước ối có màu sắc bất thường có thể kèm theo máu.

4. Việc nên làm để hạn chế nguy cơ rỉ ối :

Vì rỉ ối rất nguy hiểm cho mẹ và con, nên các bạn chuẩn bị có thai nên lưu ý các điểm sau :
  • Điều trị hết viêm nhiễm vùng âm đạo cổ tử cung trước khi có thai
  • Tranh thủ nghỉ , không vận động nhiều, đặc biệt thời điểm thai còn quá non.
  • Không quan hệ tình dục lúc mang thai .
  • Khám kiểm tra sinh dục trước khi có thai để phát hiện bất thường
  • Tránh sang chấn vào tử cung , cổ tử cung lúc mang thai .
  • Chú ý phát hiện các dấu hiệu dọa sanh non, dọa sẩy như : trằn bụng; tử cung gò, ra huyết là phải đi điều trị ngay.
  • Cuối cùng nên khám ở các bác sĩ chuyên khoa sản để phát hiện sớm nguy cơ; để có cách ngăn ngừa, điều trị an toàn cho thai và mẹ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá điện tử đối với thai nhi
Thiếu máu trong thai kỳ và biến chứng có thể xảy ra
Mẹ bầu phù chân có nên đi bộ?
Thai bám ở sẹo mổ lấy thai có nguy hiểm?
Đi tiểu nhiều khi mang thai. Bình thường hay bất thường?