googleb578e89369db4e48.html

Cách phòng ngừa tắc sữa sau sinh

01:04 - 23/02/2021 Lượt xem: 590

Tắc sữa là tình trạng thường gặp ở các sản phụ sau sinh với các biểu hiện như căng đau vú, nguy hiểm có thể dẫn đến sốt, áp-xe vú vô cùng nguy hiểm. Do đó, người mẹ nào cũng cần trang bị thêm cho mình kiến thức để phòng ngừa tắc sữa sau sinh.

1. Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn.

Nếu không được giải quyết nhanh chóng, tắc tia sữa có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn, ví dụ như viêm vú hoặc dừng hẳn việc ra sữa, từ đó gây ra nhiễm trùng.

2. Cách phòng ngừa

  • Massage vú:

Sau khi sinh, bà mẹ thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng hai bầu vú, xoa theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, đồng thời xoa nhẹ đầu vú để kích thích vú tiết sữa. Cũng có thể dùng khăn ấm massage bầu vú khi thấy hai vú căng tức.

  • Cho con bú:

Cách phòng ngừa tắc sữa sau sinh

Các bà mẹ cần cho con bú theo nhu cầu trong 1 tháng đầu, sau đó sẽ cho bú 2-3 giờ mỗi lần và nên giữ đều khoảng cách cho bú cũng như hút sữa. Không nên để khoảng cách quá dài sẽ dễ gây tắc sữa do ứ đọng sữa quá lâu

Sau khi cho con bú nếu thấy vú còn căng thì dùng máy hút sữa hút hết sữa còn lại để tránh ứ đọng sữa gây tắc, hút cho đến khi nào thấy hai vú mềm đi thì có thể dừng lại.

  • Vệ sinh đầu vú:

Đây là vấn đề rất quan trọng và cũng là nguyên nhân gây viêm tuyến vú và abces vú, vì vậy các bà mẹ cần lưu ý vấn đề này. Cần vệ sinh đầu vú và bầu vú trước và sau khi cho con bú. Có thể dùng gạc vô khuẩn và nước muối sinh lý để vệ sinh đầu vú trước và sau khi cho con bú. Hạn chế dùng khăn sữa lau vú nhiều lần trong ngày. Khi vệ sinh đầu vú, cần lau vú từ trong ra ngoài, lau sạch kẽ đầu vú; sau khi trẻ bú xong lau khô và sạch đầu vú.

  • Bổ sung đủ hàm lượng nước cần thiết mỗi ngày.
  • Không sử dụng áo ngực quá chật, sai kích thước. Hạn chế các tác động gây áp lực nặng nên vùng ngực.
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ cần tránh việc quá căng thẳng; cố gắng giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, lạc quan và vui vẻ nhất có thể. 
  • Mẹ nên tập các bài thể dục nhẹ như thiền, yoga, đi bộ,…

Tắc sữa là bệnh thường gặp và có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên nếu thấy đau nhiều kèm có sốt, sữa có màu vàng khác thường, ớn lạnh, có hạch nách thì bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời, tránh gây áp xe vú. Ngoài ra, người mẹ cũng không nên tự ý mua thuốc điều trị để tránh tình trạng ảnh hưởng đến sự tiết sữa và chất lượng sữa cho bé.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vô sinh thứ phát: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Đặt vòng vẫn có thai - Nguyên nhân do đâu?
Tháo vòng tránh thai và những điều cần biết
Sau sảy thai - Những điều nên và không nên
Quy trình tháo que cấy tránh thai và những điều cần lưu ý