Cách phòng và điều trị nhiễm khuẩn đường niệu
09:30 - 31/03/2020 Lượt xem: 346
Các triệu chứng chung của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: buồn tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, không kiểm soát được dòng chảy, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi, có mủ hoặc máu trong nước tiểu… Vậy điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thế nào? Chúng ta hãy cùng […]
Các triệu chứng chung của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: buồn tiểu thường xuyên, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, không kiểm soát được dòng chảy, nước tiểu đục hoặc có mùi hôi, có mủ hoặc máu trong nước tiểu… Vậy điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
1. Nhiễm khuẩn đường niệu cấp tính
Nhiễm trùng chỉ xảy ra ở một vị trí của cơ quan hệ tiết niệu, nếu được điều trị đúng thì tình trạng viêm sẽ khỏi hoàn toàn, không có tái phát. Bệnh xảy ra ở người có cấu trúc và chức năng đường tiết niệu bình thường.
Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu được sử dụng cho phụ nữ có thai là Amoxicillin-clavulanat, cephalosporin, trimethoprim-sulfamethoxazole đường uống có thể được sử dụng hiệu quả đối với các vi khuẩn nhậy cảm.
Amoxicillin hoặc amoxicillin-clavulanat có thể dùng cho phụ nữ có thai hoặc những trường hợp viêm thận bể thận do vi khuẩn Gram dương gây ra. Do tỷ lệ đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh ampicillin và amoxicillin cao (>20%, có thể đến 40-80%),
2. Thời gian điều trị thuốc trong bao lâu?
Thời gian điều trị kháng sinh có thể từ 7 – 10 ngày. Hiện nay không khuyến cáo sử dụng đơn độc những loại thuốc này để điều trị. Đối với những bệnh nhân có thể trạng chung tốt, có thể áp dụng phác đồ ngắn, ví dụ như 3 ngày.
3. Đối với những trường hợp nặng
Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu nặng; thì nên vào bệnh viện điều trị và dùng kháng sinh đường tĩnh mạch. Nếu bệnh tái phát hoặc nhiễm trùng trở thành mạn tính thì bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa thận theo dõi; để tìm và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, giảm nguy cơ dẫn tới biến chứng suy thận.
Phụ nữ có thai bị viêm thận bể thận cần được điều trị trong bệnh viện để đảm bảo đủ lượng dịch vào và dùng kháng sinh tiêm truyền. Liệu trình kháng sinh cũng tương tự như đối với những bệnh nhân khác. Tuy nhiên, do tỷ lệ những phụ nữ này bị tái phát bệnh sau sinh khá cao; cần phải cấy nước tiểu theo dõi (tốt nhất là hàng tháng) hoặc uống thuốc kháng khuẩn đường tiết niệu cho đến 4 – 6 tuần sau sinh.
4. Những lưu ý phòng bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là trước khi giao hợp.
Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.
Tránh sử dụng các chất dễ gây kích thích niệu đạo như: ngâm tắm trong bồn tắm pha xà phòng; dùng chất khử mùi tại chỗ… Thay vào đó, bạn nên tắm dưới vòi hoa sen.
Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu tống xuất các vi khuẩn khỏi đường tiểu.
Khi đi đại tiện nên lau hậu môn từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào lỗ niệu đạo.
Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như các loại hoa quả có múi để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.
Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh hoạt tình dục thường xuyên bị viêm đường tiết niệu nên xem lại tư thế giao hợp để tránh các tư thế tác động nhiều tới lỗ niệu đạo.
Tuyệt đối không được nhịn tiểu vì việc này sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng; tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Không chỉ vậy, nhịn tiểu còn làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang.
Khi đi tiểu nên đi từ từ, không quá sức để tránh ảnh hưởng tới xương chậu.
Điều trị loại bỏ các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu như u phì đại tuyến tiền liệt, sỏi đường tiết niệu.
Tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu bí, nóng.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể phòng ngừa và chữa trị nếu được phát hiện sớm. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì nó có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, gây hậu quả không đáng có. Trong trường hợp mang thai có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu rát; bạn có thể tới phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang khám để được tư vấn. Để đặt lịch bạn có thể truy cập Website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
Bài viết liên quan
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang