Cách phòng và điều trị tiêu chảy cho mẹ bầu

02:43 - 28/05/2020 Lượt xem: 346

Khi mang thai mẹ bầu thường bị rối loạn tiêu hóa dễ mắc các bệnh như tiêu chảy. Nguyên nhân chủ yếu thường do vi khuẩn gây ra. Tiêu chảy tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên cần phải điều trị sớm tránh để tình trạng bệnh nặng ảnh hưởng đến sức […]

Khi mang thai mẹ bầu thường bị rối loạn tiêu hóa dễ mắc các bệnh như tiêu chảy. Nguyên nhân chủ yếu thường do vi khuẩn gây ra. Tiêu chảy tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên cần phải điều trị sớm tránh để tình trạng bệnh nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chúng ta cùng tham khảo cách điều trị chứng bệnh này ở bài viết dưới đây nhé !

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy là gì ?

Nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cho bà bầu là do các vi khuẩn ở đường tiêu hóa thâm nhập vào cơ thể thông qua  thức ăn, đồ uống. Những nguyên nhân cụ thể như sau:

      • Nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
      • Các virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus có thể gây ra tiêu chảy.
      • Các ký sinh trùng có thể nhập vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm và nước uống. Một số ký sinh trùng gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai bao gồm Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.
      • Một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
      • Hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy.
      • Hiện tượng tiêu chảy gây ra do sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.
      • Các nguyên nhân khác bao gồm không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm.

điều trị tiêu chảy cho mẹ bầu

2. Điều trị tiêu chảy khi mang thai như thế nào?

Phụ nữ khi mang thai nếu bị bệnh thường rất lo lắng, không dám uống thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, tiêu chảy khi mang thai có thể được điều trị rất đơn giản và không gây hại cho thai nhi nếu điều trị đúng cách.

Các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi, chỉ cần uống oresol, bù nước.

Điều trị tiêu chảy phải tùy theo nguyên nhân. Nếu tiêu chảy do nguyên nhân vi khuẩn, ví dụ như do vi khuẩn Salmonela, tụ cầu vàng,… thì bác sĩ có thể xem xét cho mẹ bầu dùng kháng sinh loại an toàn cho thai nhi.

Tuy nhiên, nếu để tiêu chảy tiến triển nặng dẫn tới mất nước thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, nếu thai phụ bị đau bụng tiêu chảy, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thai kỳ thì nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và nhanh khỏi bệnh. Không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do người khác mách bảo vì nhiều loại thuốc có thể gây nguy hại cho thai nhi.

3. Một số bài thuốc dân gian điều trị tiêu chảy cho mẹ bầu

      • Trà gừng:

Gừng tươi: 100g (hoặc gừng khô 30 g)

Lá chè khô: 5 g

Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Sau khi dùng 1- 2 liều sẽ khỏi ngay.

      • Đường đỏ

Đường đỏ hòa tan trong nước ấm, uống với 4 hạt tiêu. Uống trong 2-3 ngày, mỗi ngày 3 lần bệnh sẽ thuyên giảm.

      • Nước gạo rang

Bài 1: Gạo tẻ đem sao vàng, sau đó hạ thổ rồi tán nhỏ thành bột mịn khoảng 8- 10 gam với một ít nước cơm hòa lẫn vào uống ngày 2-3 lần.

Chè khô, gạo rang lượng bằng nhau, sắc với 3 lát gừng tươi, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm nóng.

Nước gạo rang điều trị tiêu chảy cho mẹ bầu

Bài 2:

Gạo: 10g sao vàng.

Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g.

Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.

      • Lá mơ với trứng gà

Lá mơ lông được coi là vị thuốc chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Lá mơ lông có vị đắng, tính chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Mẹ bầu hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch; ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.

Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều. Lấy 2 miếng lá chuối tươi bắc chảo lên bếp. Lót 1 miếng lá chuối xuống đáy chảo, đổ hỗn hợp trứng rau mơ vào, lấy miếng lá chuối còn lại đậy lên. Sau đó, trở 2 mặt trứng và rau mơ cho chín đều.

Nếu không có lá chuối thì bạn hấp cách thủy cũng được nhưng làm như cách trên thì dễ ăn hơn vì rau mơ trứng gà có mùi thơm rất hấp dẫn (không được chiên với dầu mỡ vì tiêu chảy kiêng chất béo). Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày để đường ruột ổn định.

      • Búp ổi

Cách 1: Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã.

điều trị tiêu chảy cho mẹ bầu

Cách 2: Búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml; chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường, nhất là tiêu chảy do lạnh.

Lưu ý: Những biện pháp dân gian trên khá hữu hiệu cho mẹ bầu bị tiêu chảy giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh. Nhưng nếu như có biểu hiện của tiêu chảy cấp, tình trạng tiêu chảy ngày càng nặng mẹ bầu không nên áp dụng những biện pháp trên mà đến ngay cơ sở y tế để điều trị dứt điểm, bảo vệ bản thân và bé yêu nhé.

4. Phòng tránh triêu chảy như thế nào ?

Để tránh tình trạng tiêu chảy trong thời gian mang bầu, chị em cần đặc biệt đến chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày:

      • Ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống, thịt sống…
      • Ăn uống đảm bảo vệ sinh, hạn chế ăn uống ở hàng quán
      • Tránh ăn thức ăn ôi thiu, chỉ sử dụng thực phẩm còn tươi mới, có xuất xứ rõ ràng.
      • Mẹ nên kiêng ăn các thực phẩm cay, ngọt, đồ tanh
      • Tránh món ăn nhiều gia vị
      • Không uống nước ngọt có ga và các chất kích thích

Thay vào đó, các mẹ có thể bổ sung các món ăn dễ tiêu hóa như tinh bột, khoai tây nghiền, chuối, cà rốt, bí, cháo, bột yến mạch, sữa chua… Và đừng quên có chế độ nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý trong suốt thai kỳ.

Bài viết liên quan

Một số vấn đề tuyến vú thời kì cho con bú
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua