googleb578e89369db4e48.html

Cách phòng và điều trị bệnh zona khi mang thai

03:57 - 04/06/2020 Lượt xem: 2029

Zona thần kinh do một loại virus gây lên và chủ yếu xuất hiện ở những người từng bị thủy đậu và có sức đề kháng yếu, để lại những hậu quả nhất định với người bệnh. Phụ nữ mang thai cũng có thể là đối tượng của căn bệnh này. Vậy cách phong và […]

Zona thần kinh do một loại virus gây lên và chủ yếu xuất hiện ở những người từng bị thủy đậu và có sức đề kháng yếu, để lại những hậu quả nhất định với người bệnh. Phụ nữ mang thai cũng có thể là đối tượng của căn bệnh này. Vậy cách phong và điều trị ăn bệnh này như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang nhé !

1. Chẩn đoán zona thần kinh

Chẩn đoán zona tương đối dễ dàng. Bác sĩ có thể xác định dựa trên các triệu chứng của bạn. Mụn nước chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể kèm theo đau ở khu vực này thường gợi ý đến bệnh zona.

Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định thông qua nuôi cấy mảnh da ở vị trí mụn nước.

2. Điều trị zona thần kinh khi mang thai an toàn

Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh zona, phụ nữ mang thai nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chỉ định một số biện pháp khắc phục. Việc áp dụng một số biện pháp điều trị zona trong thai kỳ sớm có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm nguy cơ đau thần kinh kéo dài.

điều trị zona
Sử dụng thuốc Acyclovir trong điều trị bệnh zona

Với các bà bầu, chuyên gia có thể chỉ định một số thuốc kháng virut như:

      • Acyclovir (Zovirax)
      • Famciclovir (Famvir)
      • Valacyclovir (Valtrex)

Các loại thuốc này nên dùng càng sớm càng tốt để phát huy hiệu quả tối ưu. Thời điểm dùng thuốc kháng virus tốt nhất là trong vòng 3 ngày kể từ khi triệu chứng bắt đầu biểu hiện trên cơ thể.

Ngoài các loại thuốc kê đơn, phụ nữ bị zona thần kinh khi mang thai cũng có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn (OTC) an toàn cho thai kỳ.

Một số biện pháp giúp làm dịu cơn đau tại nhà

      • Chườm mát, tắm nước mát để giảm đau.
      • Mặc quần áo rộng.
      • Băng lại vùng da phát ban, mụn nước để hạn chế xây xát; tổn thương cơ học và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
      • Dùng thuốc kháng histamin (chẳng hạn Benadryl), tắm bột yến mạch; bôi sản phẩm kem dưỡng da calamine để giảm ngứa).
      • Thuốc giảm đau không kê đơn aceminophen. Thận trọng khi dùng bất kỳ thuốc không kê đơn nào và chỉ nên sử dụng khi được chuyên gia cho phép. Phụ nữ đang mang thai không nên điều bằng NSAID trong nhưng tháng cuối của thai kỳ.

3. Cách phòng bênh zona khi mang thai

Bệnh zona được xác định là bệnh lây nhiễm. Mặc dù khả năng trẻ bị ảnh hưởng do trong quá trình mang thai người mẹ bị zona là rất thấp nhưng không phải là không có. Do đó, phụ nữ mang thai cũng cần biết cách phòng ngừa căn bệnh này.

      • Tránh những nơi đông người

Tránh những chỗ đông người, nơi có thể là nguồn lây bệnh.

      • Tiêm phòng vắc xin

những điều cần chuẩn bị trước khi mang thaimang thai
Cần tiêm phòng ít nhất 3 tháng trước khi mang thai

Tiêm vắc xin phòng bệnh : hiện nay đã có một loại vắc xin phòng bệnh dành cho bà bầu để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm cho mẹ và bé. Do đó, nếu bạn có kế hoạch mang thai thì bạn nên tiêm vắc xin này trước 3 tháng.

      • Không dùng chung đồ cá nhân

Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác: bất kỳ ai xung quanh chúng ta đều có thể bị zona, nhiều khi người đó mắc bệnh mà chưa được phát hiện. Nếu dùng chung đồ dùng cá nhân, những con vi rút gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể bạn.

      • Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Có chế độ ăn uống hợp lý: hầu hết những người bị zona đều có sức đề kháng kém, do đó, dù bạn đã bị thủy đậu hay chưa thì nguy cơ virus trong cơ thể hoặc từ người khác lây sang cũng có thể khiến bạn mắc bệnh. Giải pháp tốt nhất là có chế độ ăn hợp lý, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C là loại vitamin có thể giúp bạn tăng sức đề kháng, chúng có nhiều trong rau xanh và hoa quả nên bạn nên ăn chúng nhiều hơn

      • Tập thể dục nâng cao sức đề kháng

Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để ngừa bệnh, đồng thời tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hiện nay, các lớp dạy thể dục dành riêng cho bà bầu khá thịnh hành và cho kết quả tốt, các mẹ có thể tham khảo thông tin và tham gia những lớp học này.

Bài viết liên quan

Ra máu giữa chu kỳ là dấu hiệu của bệnh gì?
Lạc nội mạc tử cung, phụ nữ còn cơ hội mang thai không?
Cảnh báo nguy cơ ung thư vú từ Liệu pháp thay thế hormone
Cảnh báo tình trạng ung thư vú ở người trẻ tuổi
4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết