Cách tính lượng nước ối trên siêu âm
08:52 - 04/08/2020 Lượt xem: 6728
Nước ối là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự phát triển và sinh tồn của thai nhi trong bụng mẹ. Trường hợp ít ối hoặc quá nhiều ối đều tiềm ẩn các nguy cơ xấu với thai nhi. Vậy làm sao để biết được nước ối có bình thường không ? Bác […]
Nước ối là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự phát triển và sinh tồn của thai nhi trong bụng mẹ. Trường hợp ít ối hoặc quá nhiều ối đều tiềm ẩn các nguy cơ xấu với thai nhi. Vậy làm sao để biết được nước ối có bình thường không ? Bác sĩ tính lượng nước ối như thế nào trên siêu âm ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này nhé !
1. Chức năng của nước ối
- Chất đệm lót để bảo vệ thai.
- Ngăn ngừa dính màng ối vào phôi.
- Điều hòa nhiệt độ cho thai.
- Nơi chứa những sản phẩm chuyển hóa của phôi.
- Thúc đẩy phôi phát triển.
2. Cách tính khối lượng nước ối qua siêu âm
Đo khoang ối lớn nhất (Single deepest pocket – SDP)
Tìm túi ối lớn nhất:
Đo theo chiều thẳng đứng bề sâu của khoang ối lớn nhất, bên trong không có dây rốn.
Đo chỉ số ối AFI (Amniotic fluid index )
Cách đo chỉ số ối AFI: Chia tử cung làm 4 phần, hai đường cắt nhau tại rốn, đo bề sâu của khoang ối lớn nhất trong mỗi buồng và tính tổng số các số đo trên, mặt cắt dọc người mẹ. (5 – 25 cm: Bình thường ).
AFI | ≤5 cm | 5-8cm | 9- 25cm | > 25cm
|
Tình trạng bệnh lý
| Thiểu ối | Giới hạn | Bình thường | Đa ối |
Đo khoang ối lớn nhất theo hai chiều dọc và ngang:
Thể tích nước ối (AFV):
Bình thường là 15 -50cm2,
Đa ối khi AFV > 50cm2,
Thiểu ối khi AFV <15cm2.
Thực tế là phương pháp này ít được sử dụng.
3. Bệnh lý liên quan đến nước ối
Đa ối:
Đa ối là tình trạng thể tích nước ối tăng hoặc thừa hơn mức bình thường. Tần suất khoảng 1/200 phụ nữ có thai (Mỹ).
Đa ối dẫn đến tình trạng: Sinh non, ngôi bất thường, sa dây rốn, băng huyết sau sinh.
Thiểu ối:
Thiểu ối khi lượng nước ối giảm, vô ối khi không còn nước ối.
Tần suất bệnh trong tam cá nguyệt II khoảng 1/ 500 thai phụ.
Thiểu ối dẫn làm tăng tỷ lệ tử vong; dây rốn bị chèn ép; thai kém phát triển; hội chứng Potter: thiểu sản phổi, thiểu ối, da nhăn nheo, mặt nhăn, biến dạng chi, bất sản thận hai bên.
4. Mẹ bầu cần làm gì khi bị thiếu ối hoặc đa ối?
Với những mẹ bầu bị thiếu nước ối, các mẹ cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Kết hợp nghỉ ngơi thoải mái và tránh làm việc nặng nhọc. Mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước và ăn nhiều trái cây để hạn chế nguy cơ bị thiếu nước ối khi mang thai. Bổ sung nước ối bằng cách uống nước dừa được các mẹ áp dụng phổ biến, vừa giúp nước ối trong hơn.
Trường hợp đa ối nhẹ thì không cần can thiệp mà chỉ cần chờ thai nhi đủ tháng nếu không có chỉ định khác nào từ bác sĩ. Trường hợp đa ối cấp thường sẽ chọc ối để làm giảm triệu chứng về hô hấp cho mẹ bầu. Đây là biện pháp có tính chất tạm thời. Nếu thai nhi có dị dạng cấu trúc hoặc bất thường nhiễm sắc thể các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp để lựa chọn, trong đó có cả việc chấm dứt thai kỳ.
Thiếu ối hay đa ối đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu. Do vậy việc khám thai nhi định kỳ là vô cùng quan trọng trong suốt hành trình mang thai các mẹ nhé. Việc thăm khám thường xuyên và có sự tư vấn, chẩn đoán chính xác từ bác sĩ sẽ là giúp phát hiện những kịp thời các dấu hiệu bất thường ở thai nhi.